Lính Mỹ được "trang bị tận răng" như thế nào?

Mỗi khi ra trận, lính Mỹ mang theo áo giáp, mũ bảo hiểm, vũ khí cá nhân và các trang thiết bị đi kèm với trọng lượng khoảng 27 kg.

Lính Mỹ được "trang bị tận răng" như thế nào?
Lính Mỹ được trang bị tốt nhất thế giới
Lính Mỹ được trang bị tốt nhất thế giới với rất nhiều trang thiết bị hỗ trợ đi kèm. Ảnh: Wikipedia

Bảo vệ an toàn, hạn chế tối đa thương vong cho binh lính luôn được quân đội Mỹ đặt lên hàng đầu. Quân đội Mỹ là lực lượng có trang bị cá nhân tốt nhất thế giới hiện nay. Lính Mỹ được “trang bị tận răng” với đầy đủ các phương tiện chiến đấu và hỗ trợ kèm theo.

Đơn vị có trang bị cá nhân tốt nhất quân đội Mỹ là thủy quân lục chiến. Lực lượng này là nòng cốt trong các chiến dịch viễn chinh của Mỹ.

Mỗi lính thủy quân lục chiến khi ra trận đều được trang bị áo giáp chống đạn MTV. Đây là loại áo giáo chống đạn mới nhất, tiên tiến nhất và được đưa vào sử dụng từ năm 2006. 

Áo giáp MTV có trọng lượng khoảng 13,6 kg. Nó có thiết kế rất hiệu quả để phân phối trọng lượng đều khắp cơ thể người mặc. Giáp MTV có thể chống đạn súng tiểu liên 9x19 mm bắn ở cự ly gần. Nếu bổ sung thêm áo giáp mềm nó có thể chịu đạn 7,62x51 mm.

Các đơn vị đặc nhiệm được trang bị áo giáp CIRAS. Nó có hai phiên bản dùng cho lực lượng mặt đất và hải quân. Áo giáp CIRAS có một móc khóa đặc biệt cho phép nhanh chóng tháo nó ra khỏi người mặc trong các tình huống khẩn cấp.

Các thành phần của áo giáp MTV trang bị cho thủy quân lục chiến Mỹ
Các thành phần của áo giáp MTV trang bị cho thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Các phi công sử dụng loại áo giáp PRU-70. Áo giáp này nhẹ hơn, ít nóng hơn so với các loại áo giáp khác nhằm giảm căng thẳng cho các phi công đặc biệt là phi công lái trực thăng hoạt động chiến đấu. Áo giáp PRU-70 đang được thay thế dần bằng áo giáp Endurance tiên tiến hơn.

Ngoài các loại áo giáp tiêu chuẩn nói trên, lính Mỹ còn được trang bị thêm các tấm giáp phụ để bảo vệ các vị trí quan trọng khác mà áo giáp tiêu chuẩn không bao phủ hết. Họ còn có các loại áo khoác đặc biệt chống bay hơi để hoạt động ở các khu vực sa mạc.

Mũ bảo hiểm chiến đấu ECH làm bằng vật liệu Polyethylene siêu phân tử có khả năng bảo vệ đạn đạo vượt trội so với mũ bảo hiểm chiến đấu Kevlar. 

Mũ bảo hiểm ECH chỉ sử dụng cho các đơn vị chiến đấu tiền tiêu. Các đơn vị hoạt động tuần tra không chiến đấu vẫn sử dụng loại mũ bảo hiểm nhẹ LWH.

Một số đơn vị chuyên ngành được trang bị loại mũ bảo hiểm MICH TC-2000. Loại mũ này chế tạo từ sợi Kevlar có trọng lượng khoảng 1,36 kg. Nó có một giá đỡ để gắn thiết bị nhìn đêm AN/PVS-14.

Z
Nhiều ý kiến cho rằng, trang bị của lính Mỹ tuy hiện đại nhưng quá nặng và cồng kềnh. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự linh hoạt trong chiến đấu. Ảnh: Thegatewaypundit

Các đơn vị tăng thiết giáp sử dụng mũ bảo hiểm chiến đấu ECVCH. Loại mũ này tích hợp thêm bộ phận liên lạc trong khi vẫn duy trì khả năng bảo vệ đạn đạo của nó. Trong các tình huống chiến đấu đặc biệt có tác nhân sinh hóa học, lính Mỹ sử dụng mặt nạ dưỡng khí M40 hoặc loại hiện đại hơn M50.

Ba lô chuyên dụng FILBE sử dụng để đựng các trang thiết bị cá nhân cần thiết như áo quần, khẩu phần ăn MRE cùng các đồ dùng cá nhân khác.

Vũ khí cá nhân tiêu chuẩn cho quân đội Mỹ là súng trường tiến công M16, M4 carbine. Khi ra trận mỗi người lính mang theo khoảng 6 băng đạn cho súng trường M16 hoặc M4 carbine, lựu đạn cầm tay và lựu đạn cho súng phóng lựu kẹp nòng.

Bên cạnh đó, mỗi lần ra trận, lính Mỹ được hậu thuẫn bởi hệ thống hậu cần hùng hậu nên ít khi lo hết đạn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, lính Mỹ phải mang theo quá nhiều thứ cồng kềnh khi ra trận. 

Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự linh hoạt trong chiến đấu và làm cho người lính nhanh chóng bị mất sức bởi những thứ mà anh ta mang theo.

Theo zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giảm cân dành cho ai?

GD&TĐ - Mạng xã hội đang nóng chuyện hai người tên Ngân, một ở Cần Thơ, một ở TPHCM tố nhau xung quanh sản phẩm giảm cân.

Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận Tân Bình) trong ngày tựu trường năm học 2024 - 2025. Ảnh: M.A

Tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM: Đẩy nhanh tiến độ

GD&TĐ - Năm học 2025 - 2026 là năm thứ ba ngành Giáo dục TPHCM áp dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ số GIS) vào công tác tuyển sinh đầu cấp, với nguyên tắc ưu tiên trường học gần nơi ở nhất.

Sơ đồ lọc nước loại bỏ kim loại bằng điện cực CDI.

Công nghệ loại bỏ kim loại trong nước thải

GD&TĐ - TS Nguyễn Tấn Thông - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã phát triển một giải pháp xử lý nước thải công nghiệp, tập trung vào nước thải từ ngành mạ điện, nơi thường phát sinh hàm lượng lớn kim loại nặng.