Liệu tiêm kích thế hệ 6 thực sự có giá dưới 100 triệu USD?

GD&TĐ - Đang có những tranh cãi lớn liên quan tới mức giá tiêm kích thế hệ 6 NGAD của Mỹ.

Liệu tiêm kích thế hệ 6 thực sự có giá dưới 100 triệu USD?

Mặc dù chương trình tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu cho Không lực Hoa Kỳ (USAF) như một phần của dự án NGAD (Tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo) theo đúng nghĩa đen đang "bùng nổ", nhưng vẫn có những phát sinh mới.

USAF gần đây đã tuyên bố bất ngờ rằng họ muốn giảm giá càng nhiều càng tốt, đặt chỉ số ở mức "thấp hơn giới hạn trên của tiêm kích F-35", tùy thuộc vào phiên bản, dao động từ 82 triệu USD (F-35A) đến 109 triệu USD (F-35B).

Trước diễn biến trên, tờ Breaking Defense đã nói chuyện với các chuyên gia và đại diện của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ, và họ đã bày tỏ sự nghi ngờ về việc liệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thực sự có giá dưới 100 triệu USD mỗi đơn vị hay không.

f4166f2d1d1f396f.jpg
Tiêm kích thế hệ 6 NGAD khó lòng có giá thành tương đương F-35 thuộc thế hệ thứ 5.

Đầu tiên hãy nhớ lại rằng tiêm kích NGAD ban đầu được ước tính sẽ có giá thành dao động trong khoảng 300 triệu đô la mỗi chiếc, thông số trên có thể giảm bớt khi sản xuất hàng loạt, nhưng tính cả lạm phát thì mục tiêu 100 triệu USD vẫn quá khó.

Một nhân vật giấu tên thậm chí đã thẳng thắn tuyên bố rằng “điều này sẽ không xảy ra”. Bởi vì để đánh giá, cần phải tính đến các thành phần như thông số thiết kế (rõ ràng phải mang tính công nghệ cao hơn so với các phương tiện cũ), vật liệu và quy mô sản xuất.

Ví dụ tham chiếu là 1.000 máy bay F-35 đã được sản xuất, các doanh nghiệp đã làm việc trong nhiều năm để giảm giá xuống mức "chấp nhận được" 80 - 100 triệu đô la cho Quân đội Mỹ.

Một quan chức khác của ngành công nghiệp quốc phòng nói rằng máy bay chiến đấu thế hệ 6 nếu ở mức giá của F-35 chỉ có thể thực hiện được một vài chức năng theo kỳ vọng (radar, cảm biến...) tuy nhiên khi đó lại phát sinh hai chữ "nhưng" quan trọng.

Thứ nhất, chi phí của bản thân máy bay không người lái kèm theo tiêm kích thế hệ 6, để hoạt động trong chức năng "bạn đồng hành" sẽ tăng lên.

Thứ hai, máy bay chiến đấu có người lái trong trường hợp như vậy sẽ phụ thuộc quá nhiều vào phương tiện không người lái, điều này làm tăng nguy cơ mất cả UAV và tiêm kích cùng một lúc.

Đồng thời ý kiến ​​​​của các nhà phân tích về việc Không lực Hoa Kỳ nhấn mạnh đến giá thành của tiêm kích NGAD thực chất là một minh chứng ngầm cho thấy lực lượng này vẫn đang rời xa khái niệm "siêu máy bay chiến đấu" khi cảm thấy độ tin cậy chưa cao.

Điều gì định nghĩa máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo?
Theo Breaking Defense

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em có nhu cầu đặc biệt cần nhiều thời gian hơn để thích nghi với hoàn cảnh mới. Ảnh minh họa: INT.

Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập

GD&TĐ - Phụ huynh có con tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường xung quanh. Nhiều trẻ gặp khó khăn trong tương tác xã hội...