Liên quan quyết định khởi tố bị can của Công an Q.3, TPHCM: Có hay không việc “phù phép” hồ sơ vụ án?

Liên quan quyết định khởi tố bị can của Công an Q.3, TPHCM: Có hay không việc “phù phép” hồ sơ vụ án?

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an Q.3, TPHCM ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Cường và hai cha con người hàng xóm. Từ đó đến nay, ông Cường liên tục khiếu nại và cho rằng “mình từ bị hại trở thành bị can một cách không công bằng và có nhiều uẩn khúc”.

Trong số ra ngày 19/3/2020, Báo Giáo dục & Thời đại đã phản ánh vụ việc. Mới đây, ông Cường tiếp tục khiếu nại về việc khởi tố và cung cấp thêm nhiều yếu tố đáng nghi ngờ từ kết luận điều tra (KLĐT) của Cơ quan điều tra Công an Q.3, TPHCM.

Nghi vấn về vết thương 3% của Nguyên?

Liên quan quyết định khởi tố bị can của Công an Q.3, TPHCM: Có hay không việc “phù phép” hồ sơ vụ án? ảnh 1
Giấy xác nhận camera cổng chung cư 86 vẫn hoạt động của ông Tiến. Ảnh: NVCC

Theo ông Đinh Trọng Cường, phía Công an Q.3 đã ra KLĐT không khách quan, hồ sơ có dấu hiệu bị sai lệch. “Cụ thể như phía công an ra văn bản lưu hồ sơ hiện trường không có camera. Nhưng người dân lại làm giấy xác nhận có 5 camera từ trước khi vụ án xảy ra và hiện vẫn hoạt động bình thường…” - ông Cường nói.

Lý do, ông Cường bị khởi tố bị can là do Nguyễn Đình Nguyên (con của Hùng) tham gia xô xát có bị 3 vết trầy xước nhỏ ở mặt trái của một bàn tay. Theo kết luận giám định pháp y ngày 6/11/2019, tỷ lệ tổn thương cơ thể của Nguyên, do vật tày tác động là 3%.

Theo thông tin ông Cường cung cấp, bác sĩ An Liên - chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình (BV Thanh Nhàn, Hà Nội) cho rằng: Qua xem xét hình ảnh vết thương của Nguyên thì có đến 70% gây nên vết thương này là do va chạm với nền đất đá, hoặc va vào cúc áo mà các bên trong lúc vật lộn gây nên... “Vì nếu giả sử cây thanh giường vuông, dày 5cm mà ông Cường dùng hai tay bổ xuống người Nguyên (theo như KLĐT) thì hoàn toàn có thể dẫn đến giập, vỡ, gẫy xương... hoặc chí ít cũng sẽ để lại vết bầm tím kéo dài... chứ rất khó để lại vết xước da nhỏ như hình ảnh cho thấy” - bác sĩ An Liên nhận xét. Đồng thời bác sĩ chẩn trị chấn thương chỉnh hình cũng cho rằng “với 3 vết xước nhỏ này giám định được ra 1% đã khó”.

Do đó, vị bác sĩ này đặt giả thiết nghi vấn “câu hỏi đặt ra là cơ cấu hình thành 3 vết xước nhỏ trên tay Nguyên là gì? Tại sao phía công an chỉ chụp ảnh và đo đạc tay Nguyên (không có người làm chứng)... 2 bị hại khác (ông Cường, bà Vân) được chẩn đoán bị nặng hơn rất nhiều như: Chấn thương nội sọ, gẫy xương chính mũi, xung kết mạc mắt, gãy xương quai đòn, gãy xương sườn... thì hoàn toàn không được phía công an lập biên bản, chụp ảnh vết thương?”.

Nhiều tình tiết phi logic?

Liên quan quyết định khởi tố bị can của Công an Q.3, TPHCM: Có hay không việc “phù phép” hồ sơ vụ án? ảnh 2
Ông Cường (trái) bị đánh bầm mắt và bàn tay bị trầy xước của Nguyên (phải). Ảnh: NVCC

Sau khi ông Cường gửi đơn thư khiếu nại, kêu oan khắp nơi, một số luật sư đã vào cuộc tìm hiểu sự việc. Luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng trong KLĐT của Công an Q.3, TPHCM có đoạn viết rất không logic: “Hùng dùng tay không đấm lại vào vai Cường. Nguyên thấy Hùng bị đánh nên lao đến dùng tay phải đấm trúng vào mũi Cường... Sau đó Nguyên đi vào nhà nhìn bố mình đánh nhau với Cường...”.

“Có thể nói đây là đoạn văn trong KLĐT “hài nhất” mà hơn 20 năm hành nghề luật sư tôi chưa từng chứng kiến. Bởi vì, ông Cường (to gấp rưỡi, trẻ hơn ông Hùng 10 tuổi) đến gây sự đánh ông Hùng trước, Nguyên thấy bức xúc ra đánh ông Cường một cái rồi đi vào nhà nhìn bố mình (ông Hùng) vật lộn đánh nhau với ông Cường” - LS Nguyễn Hồng Thái chia sẻ.

Đồng thời, LS Thái cho rằng, điều đáng nói ở đây là “Công an đã không xem xét đầy đủ ý kiến các nhân chứng, không thu giữ đầy đủ vật chứng, không tiến hành rà soát thu thập dữ liệu camera... bác lời khai của ông Cường và các nhân chứng quan trọng (bà Lan, bà Vân) mà chỉ dựa vào lời khai của cha con ông Hùng - Nguyên để xây dựng lên đoạn văn kết luận trên”.

Ở một khía cạnh khác, luật sư Đinh Nguyên (Hãng luật Hồng Thái) cho rằng, “nếu như Nguyên chỉ đánh vào mũi ông Cường như KLĐT nêu, thì lý do nào khiến Nguyên dừng lại không đánh ông Cường nữa để cho bố mình (ông Hùng) vật lộn với ông Cường? Phải chăng là Nguyên đã (ra đòn quá nặng tay) vụt gậy sắt vào đầu ông Cường, trượt xuống quai xanh bà Vân (như lời khẳng định của nhân chứng bà Lan) làm ông Cường, bà Vân đồng thời ngã đè lên nhau bất tỉnh nhân sự... Nhân lúc nhốn nháo Nguyên mang cây sắt trở lại nhà cất giấu tang vật?”.

Mặt khác, luật sư Đinh Nguyên đặt thêm nghi vấn: Nếu Nguyên chỉ đánh duy nhất vào mũi ông Cường như KLĐT nêu, thì lý do nào dẫn đến việc ông Cường lại bị chấn thương đầu (chấn thương nội sọ có đơn thuốc riêng của Bệnh viện 115 lúc vào thăm khám sau khi bị tấn công) và ông Cường thường xuyên phải dùng thuốc giảm đau đầu, phải chịu những di chứng như đau đầu, trí nhớ giảm sút… kéo dài đến tận bây giờ.

Một diễn tiến khác liên quan đến vụ việc, bà Lan (Phó Trưởng ban Tự quản chung cư 86 Nguyễn Thông, Q.3, TPHCM - nơi xảy ra vụ việc) cho rằng: Bản KLĐT phản ánh hoàn toàn ngược lại với tiến trình sự việc. Ông Cường từ chỗ bị hại lại trở thành bị can của vụ án? Từ đó, bà Lan cho rằng trong quá trình xử lý điều tra xây dựng hồ sơ vụ án, Cơ quan CSĐT Công an Q.3 chỉ tập trung làm hồ sơ liên quan đến thương tích của Nguyên như rất nhiều ảnh thương tích ở tay của Nguyên, còn phía ông Cường, bà Vân thì không thấy đề cập nhiều. Ví dụ như ảnh gậy gổ mà Nguyên khai có trong KLĐT, còn tuýp sắt mà ông Cường và các nhân chứng mô tả thì hoàn toàn không thấy đề cập... Từ đó những người trong cuộc đặt nghi vấn “liệu đây có phải là dấu hiệu của việc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án không?”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.