Liên hoan tiếng hát hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV

GD&TĐ - Ngày 20/8, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với trường Đại học Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) tổ chức Liên hoan tiếng hát hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2022.

Chương trình Liên hoan tiếng hát hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm (ĐH Thái Nguyên)
Chương trình Liên hoan tiếng hát hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm (ĐH Thái Nguyên)

Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962 - 5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022), chương trình Liên hoan tiếng hát hữu nghị Việt nam – Lào có sự tham gia của trên 500 diễn viên đến từ 17 đơn vị trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 11 cơ sở giáo dục có lưu học sinh Lào đang học tập, 4 cơ sở Hội trực thuộc và Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, trường THPT Lương Ngọc Quyến. Các đơn vị đã mang đến Liên hoan gần 30 tiết mục múa, hát múa, song ca, hợp ca.

Các tiết mục được dàn dựng công phu, mang đậm bản sắc văn hóa của 2 dân tộc, thể hiện tình cảm hữu nghị, thân tình giữa hai nước Việt Nam và Lào. Nổi bật như tiết mục: Thắm tình hữu nghị Việt – Lào, Gửi người câu hát giao duyên, Tình Việt – Lào, Đường bốn mùa xuân…

ThS Lại Thị Thanh Hoa, Phó Bí thư đoàn trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) cho biết: Hoà vào không khí sôi nổi của chương trình Liên hoan tiếng hát hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, đội văn nghệ xung kích của Nhà trường đã thể hiện tiết mục "Gặp nhau giữa rừng mơ" của nhạc sĩ Bảo Chung với hình thức biểu diễn Song ca, múa phụ hoạ uyển chuyển, quyến rũ. Với giá trị tinh thần đó, đội văn nghệ xung kích nói riêng cũng như toàn thể trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp nói chung hy vọng tình hữu nghị Việt Nam - Lào sẽ luôn gắn kết bền chặt, lâu dài.

Sinh viên Hoàng Đức Chung – Đội trưởng Đội văn nghệ xung kích trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp chia sẻ: Chúng em cảm thấy vô cùng hào hứng khi được tham gia và thưởng thức những tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu, hoành tráng tại chương trình. Chúng em mong rằng thông qua những tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc, sẽ tạo nên một bức tranh văn hóa đoàn kết hữu nghị sinh động mang ý nghĩa ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, ca ngợi Lãnh tụ kính yêu, ca ngợi tình hữu nghị hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Lào.

Liên hoan tiếng hát hữu nghị Việt Nam - Lào được tổ chức lần đầu từ năm 2015, từ đó chương trình được tổ chức hai năm một lần để tạo điều kiện cho hơn 1.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại Thái Nguyên có cơ hội được giao lưu văn hóa, văn nghệ với học sinh, sinh viên Việt Nam và các hội viên Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Thái Nguyên.

Kết thúc liên hoan, Ban Tổ chức trao giải Nhất phong trào cho trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; giải Nhất song ca thuộc về Trường Văn hóa 1, Bộ Công an; giải Nhất tốp ca múa, hát cho Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và trường Đại học Sư phạm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.