Libya muốn Liên hợp quốc can thiệp sau giao tranh khiến hơn 110 người chết

GD&TĐ - Ít nhất 115 người thiệt mạng và 383 người bị thương trong một tháng giao tranh giữa các nhóm quân sự đối lập ở thủ đô Tripoli của Libya. Chính quyền được Liên hợp quốc ủng hộ tại quốc gia này đang thúc giục Hội đồng Bảo an can thiệp.  

Lực lượng ủng hộ chính phủ Libya GNA
Lực lượng ủng hộ chính phủ Libya GNA

“Số người chết có thể tăng lên vì nhiều người đang bị thương rất nặng và giao tranh vẫn tiếp diễn” – Phát ngôn viên Bộ Y tế Libya Wadad Abo Al-Niran nói. Tuy nhiên, các nhóm vũ trang ở Tripoli đang ủng hộ chính phủ Hòa hợp quốc gia (GNA) được Liên hợp quốc ủng hộ tuyên bố rằng họ tiếp tục tuần tra thành phố và duy trì “tình hình dưới tầm kiểm soát”.

Những khu vực dân cư phía nam Tripoli nằm dọc theo con đường dẫn tới sân bay bị phá hủy, nơi có những tiền tuyến, đang bị tổn thất nặng nề trong các vụ xung đột. Nhiều ngôi nhà bị bắn pháo, xe hơi bị đốt cháy và các cửa hàng bị phá hủy…

Nhiều cư dân đã bỏ khỏi nhà để bảo tồn mạng sống và họ đang lo lắng tài sản của mình sẽ bị cướp. Trong khi đó, Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) nói rằng ít nhất 8.000 người đang mắc kẹt trong cuộc giao tranh và không có cơ hội thoát ra.

Tuần trước, chính phủ Tripoli thừa nhận rằng họ không thể tự khôi phục được tình hình trong thành phố của mình. GNA mong muốn Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có mặt ở nơi đây để họ có thể bảo vệ mạng sống và tài sản cho thường dân.

Libya vẫn ở trong tình trạng hỗn loạn kể từ khi phong trào do NATO hỗ trợ dẫn đến việc lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi năm 2011. GNA hiện kiểm soát Tripoli và phía tây đất nước, trong khi đó các nhóm đối lập ở Tobruk kiểm soát phía đông Libya.

Ngoài việc biến đất nước thành điểm nóng khủng bố, những cuộc hỗn loạn ở Libya còn mở đường cho các đường dây buôn người và nhập cư quy mô lớn vào châu Âu.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô trò Trường Mầm non Khong Hin (huyện Tuần Giáo, Điện Biên). Ảnh: NTCC

Ngăn chặn từ gốc bạo hành trẻ mầm non

GD&TĐ - Từ các vụ bạo hành trẻ mầm non ở một số cơ sở, nhóm lớp ngoài công lập gần đây, giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo hành được ngành Giáo dục tăng cường.