Lí do BS Lương vẫn bị cáo buộc hình sự, không thay đổi tội danh

GD&TĐ - Theo kết luận điều tra bổ sung vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong ở Hòa Bình vừa được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình công bố, vẫn giữ nguyên quan điểm cáo buộc trách nhiệm hình sự đối với BS Hoàng Công Lương, phần gỡ tội không được đề cập nhiều.

Lí do BS Lương vẫn bị cáo buộc hình sự, không thay đổi tội danh

Sau hơn 1 tháng trả lại hồ sơ vụ án tai biến chạy thận làm 9 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình hồi cuối tháng 5/2017, các luật sư đã nhận được kết quả điều tra bổ sung vụ án. Tuy nhiên, không có nhiều thay đổi.

Kết luận điều tra bổ sung vụ án trên dài 16 trang A4, liên quan đến 5 bị can, trong đó có bị cáo Hoàng Công Lương. Hiện bị cáo Hoàng Công Lương đã nhận được kết luận điều tra bổ sung, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú từ 4/7 - 2/8/2018.

Theo cơ quan điều tra, bác sĩ Lương được đào tạo và có chứng chỉ về lọc máu, biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng… nhưng không báo cáo người có thẩm quyền, không có căn cứ xác định hệ thống lọc nước đã an toàn dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của bác sĩ Lương đã đủ yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, tài liệu của công an cho thấy, bị can Hoàng Công Lương tốt nghiệp trường Đại học y - Dược thuộc Đại học Thái nguyên, được tuyển dụng và phân công công việc tại Khoa Hồi sức tích cực; là bác sỹ có đủ điều kiện hành nghề về kỹ thuật thận nhân tạo. Cho đến thời điểm xảy ra sự cố, tại Đơn nguyên thận nhân tạo, Hoàng Công Lương là bác sỹ duy nhất được phân công làm việc cố định tại đơn nguyên, hưởng chế độ lương, phụ cấp thủ thuật và các chế độ khác theo quy định; là bác sỹ đủ điều kiện hành nghề và chữa bệnh độc lập.

Ngoài ra, với các tài liệu thu thập được thấy rằng, Hoàng Công Lương ngoài việc thực hiện chuyên môn là bác sĩ điều trị, còn thực hiện một số nhiệm vụ khác tại Đơn nguyên thận nhân tạo (Ký xác nhận y lệnh của bác sĩ Nguyễn Mạnh Linh, Phạm Thị Huyền; chủ trì giao ban đơn nguyên thận nhân tạo khi vắng mặt trưởng khoa; phân buồng thăm khám bệnh nhân cho các bác sĩ Huyền, Linh; ký biên bản kiểm tra tình trạng thiết bị và đề nghị mua sắm, sửa chữa hệ thống lọc nước RO2); Là bác sĩ chịu trách nhiệm trong việc ra y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân ngày 29/5/2017; người được đào tạo và có chứng chỉ về lọc máu; biết rõ nước dùng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng; hiểu quy trình và biết rõ hệ thống lọc nước RO2 vừa sửa chữa ngày 28/5/2017.

Cuối cùng, bản kết luận bổ sung đánh giá, bị can Hoàng Công Lương là người có trình độ chuyên môn, được đào tạo chuyên ngành về lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo, có hiểu biết pháp luật. Hoàng Công Lương là bác sĩ chịu trách nhiệm trong việc ra y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân ngày 29/5/2017; người biết rõ hệ thống lọc nước RO2 vừa sửa chữa ngày 28/5/2017, biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng.

Nhưng đến sáng 29/5/2017, khi chưa có ý kiến chỉ đạo của trưởng khoa – người có thẩm quyền trong đảm bảo chất lượng nước sử dụng trong lọc máu; không có căn cứ xác định an toàn của hệ thống lọc nước sau sửa chữa, không báo cáo lãnh đạo khoa đã ra y lệnh lọc máu cho các bệnh nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Hành vi trên của Hoàng Công Lương có đủ yếu tố cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Khoản 2 Điều 285 Bộ Luật hình sự năm 1999, bản kết luận nêu.

Trường hợp ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình bị kiến nghị điều tra làm rõ trách nhiệm cùng ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Cty cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn trong việc ký kết thực hiện hợp đồng liên doanh liên kết mua bán máy móc, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị vật tư y tế...

Tuy nhiên, kết luận điều tra bổ sung nói đến vai trò của ông Dương rất mờ nhạt, không nhiều. Bên cạnh đó, ông Đỗ Anh Tuấn không thấy đề cập đến hành vi chuyển nhượng thầu.

Với tình hình hiện nay, các luật sư dự kiến phiên sơ thẩm xét xử tai biến chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình có thể được diễn ra vào tháng 8/2018.

Liên quan đến vụ việc, theo luật sư Nguyễn Danh Huế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: Các luật sư đã được xem bản kết luận điều tra bổ sung vụ án tai biến chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Bản kết luận điều tra bổ sung không có thay đổi gì nhiều ngoài quyết định khởi tố thêm 2 bị can là ông Hoàng Đình Khiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và ông Trần Văn Thắng, nguyên Trưởng phòng Vật tư trang thiết bị y tế (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình).

Cũng theo Luật sư Huế, đối với bác sĩ Hoàng Công Lương, kết luận điều tra bổ sung vẫn theo hướng kết tội, phần gỡ tội không được đề cập nhiều.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.