Lệnh trừng phạt được Mỹ sử dụng thế nào?

GD&TĐ - Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương để buộc nhiều quốc gia có chủ quyền phải làm theo ý muốn của mình.

Máy bay của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại sân bay Fort Lauderdale, Florida, sáng 2/9, sau khi bị Mỹ tịch thu.
Máy bay của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại sân bay Fort Lauderdale, Florida, sáng 2/9, sau khi bị Mỹ tịch thu.

Mỹ vừa tịch thu máy bay của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tại Cộng hòa Dominica với lý do được đưa ra là chiếc máy bay này được mua sắm đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Venezuela lên án và gọi vụ việc này là "cướp biển" thời hiện đại, vụ việc tiếp tục là một phần trong thành tích lâu dài của Washington trong việc sử dụng các biện pháp trừng phạt và hạn chế để buộc các quốc gia có chủ quyền phải tuân thủ.

Cùng hãng RIA dẫn ra một vài trường hợp điển hình.

Đạo luật Magnitsky

Với tuyên bố là thực thi pháp luật, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Magnitsky khét tiếng vào năm 2012 sau cái chết của cố vấn thuế người Nga Sergei Magnitsky trong nhà tù ở Moscow năm 2009.

Magnitsky, người làm việc cho quỹ đầu tư Hermitage Capital có trụ sở tại Anh, đã bị bắt vì tội trốn thuế.

Nga bác bỏ những cáo buộc "xa vời" về hoàn cảnh cái chết của Magnitsky và chỉ trích luật này là "sự can thiệp không thể chấp nhận được" vào công việc nội bộ của mình.

Danh sách Magnitsky đầu tiên nhắm vào các quan chức Nga, nhưng sau đó đạo luật này được mở rộng để trừng phạt những cá nhân bị nhắm mục tiêu ở bất kỳ nơi nào trên thế giới bằng lệnh trừng phạt thị thực và tài chính.

Các lệnh trừng phạt liên quan đến Navalny

Mỹ đã đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân người Nga vì cáo buộc họ có liên quan đến cái chết của Alexey Navalny vào tháng 2 năm 2024.

Navalny đã chết khi đang thụ án 19 năm tù tại một trại giam của Nga vì vi phạm các điều khoản của bản án treo trước đó về tội gian lận và "hoạt động cực đoan".

Các nhà lãnh đạo phương Tây đã nhanh chóng đổ lỗi cho Nga về cái chết của Navalny trước khi kết thúc cuộc điều tra xác định Navalny đã chết vì nguyên nhân tự nhiên.

Mối đe dọa với Luật Đại diện nước ngoài của Georgia

Nỗ lực của Georgia nhằm bảo vệ mình khỏi sự can thiệp của nước ngoài thông qua các tổ chức phi chính phủ được nước ngoài tài trợ đã gây ra phản ứng trừng phạt ngay lập tức từ Washington.

Sau khi Georgia thông qua Luật Đại diện nước ngoài (giống như các nước phương Tây khác), Mỹ đã áp đặt các hạn chế thị thực đối với hàng chục quan chức Georgia và tuyên bố xem xét lại mối quan hệ trong tương lai với Georgia.

Can thiệp bầu cử ở Venezuela

Khi kết quả bầu cử của các quốc gia có chủ quyền không làm hài lòng Mỹ, Washington sẽ sử dụng đến các biện pháp trừng phạt. Đây chính là trường hợp của Venezuela.

Sau khi Tổng thống Nicolas Maduro thắng cử năm 2018, Mỹ đã ủng hộ lãnh đạo đảng đối lập Popular Will và chủ tịch Quốc hội Juan Guaido tuyên bố rằng ông là nhà lãnh đạo hợp pháp của đất nước.

Guaido đã viện dẫn một điều khoản trong hiến pháp rằng chủ tịch sẽ tiếp quản nếu tổng thống mất năng lực hoặc từ bỏ đất nước - mặc dù Maduro không làm vậy.

Khi điều đó thất bại với việc Washington áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Venezuela.

Trong 'lần 2', Mỹ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận ứng cử viên đối lập Edmundo Gonzalez Urrutia là người chiến thắng "thực sự" trong cuộc bầu cử ngày 28 tháng 7 năm 2018 của Venezuela, mà Hội đồng Bầu cử Quốc gia tuyên bố là ông Maduro đã giành chiến thắng.

Các nhà lập pháp Mỹ và EU đã đe dọa Maduro sẽ phải "chịu trách nhiệm" nếu ông không tự nguyện từ bỏ quyền lực của mình với tư cách là người đứng đầu nhà nước hợp pháp.

Các biện pháp trừng phạt tự gây hại

Liên quan tới trừng phạt, việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã thúc đẩy lệnh trừng phạt toàn diện do phương Tây hậu thuẫn đối với Moscow.

Các hạn chế đối với nguyên liệu thô của Nga, bao gồm dầu và khí đốt, kể từ đó đã quay trở lại châu Âu, chủ yếu gây tổn hại đến nền kinh tế châu Âu.

Nga vẫn kiên cường, định hướng lại nguồn cung sang các thị trường mới ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh và dẫn đầu nỗ lực loại bỏ đồng đô la Mỹ khỏi các cơ chế thanh toán.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ