Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023

GD&TĐ - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 được truyền hình trực tiếp trên VTV2 từ 9h00 ngày 18/11.

Đến dự Lễ trao giải có: ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Lê Quốc Minh - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Lê Hải Bình - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Raymond Gordon - Hiệu trưởng Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV).

Đại biểu tham dự Lễ trao Giải.
Đại biểu tham dự Lễ trao Giải.
Đại biểu tham dự Lễ trao Giải.
Đại biểu tham dự Lễ trao Giải.

Tham dự chương trình còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan thông tấn báo chí. Đặc biệt là các nhà báo đến từ các cơ quan báo chí có tác phẩm đoạt giải.

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là sự kiện thường niên do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện.

Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục; về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Qua 6 năm tổ chức, Giải đã khẳng định được vị trí, uy tín trong các giải thưởng báo chí trên toàn quốc. Số lượng tác phẩm tham gia ngày càng nhiều và chất lượng luôn được nâng cao, có sức lan tỏa.

Năm nay, Ban tổ chức đã nhận được gần 800 tác phẩm dự thi của 4 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình). Giải cũng nhận được sự tham gia của đông đảo cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương ở khắp các vùng miền trên cả nước.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và một số tác giả đạt giải Báo chí "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và một số tác giả đạt giải Báo chí "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2023.

Theo Hội đồng giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt, phản ánh đậm nét về đời sống giáo dục và bám sát các vấn đề thời sự của ngành Giáo dục. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc, bởi có sự đầu tư công phu từ nội dung cho đến hình thức thể hiện.

Ở lần tổ chức các năm trước, tác phẩm tham dự giải đi sâu phân tích những vấn đề “nóng” của ngành và những câu chuyện cảm động của các nhà giáo cắm bản, bám trường, bám lớp, tình nguyện gieo chữ nơi rẻo cao xa xôi của Tổ quốc. Ở mùa Giải năm nay, bên cạnh những đề tài, câu chuyện nêu trên, các tác phẩm phản ánh rõ nét những vấn đề thời sự của ngành Giáo dục và mang đậm hơi thở cuộc sống.

Cơ cấu giải thưởng:

Giải Đặc biệt được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng.

Giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và Khuyến khích: Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”; chứng nhận của Bộ GD&ĐT.

Tiền thưởng bằng tiền mặt: Giải Đặc biệt: 60 triệu đồng/giải; giải Nhất: 30 triệu đồng/giải; giải Nhì: 15 triệu đồng/giải; giải Ba: 10 triệu đồng/giải; giải Khuyến khích: 5 triệu đồng/giải.

Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải được nhận biểu trưng “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” và phần quà (hoặc tiền mặt) trị giá: 10 triệu đồng/giải.

Giải Phụ - Giải Cống hiến được nhận biểu trưng “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” và tiền thưởng bằng tiền mặt trị giá: 5 triệu đồng/giải.

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Giải báo chí không chỉ có sức hút với nhà báo, phóng viên mà cả bạn đọc

Nhà báo Lê Thị Thu Hương - Báo Đại đoàn kết chia sẻ: Qua 6 lần tổ chức, Giải Báo chí toàn quốc vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam ngày càng có sức lan tỏa. Năm 2023 là năm thứ tư Báo Đại đoàn kết giành giải thưởng ý nghĩa này.

Nhóm tác giả Báo Đại đoàn kết. Ảnh Ngô Chuyên

Nhóm tác giả Báo Đại đoàn kết. Ảnh Ngô Chuyên

Đồng thời, Giải không chỉ có sức hút với các nhà báo, phóng viên mà còn là sự quan tâm của bạn đọc, của toàn xã hội.

Bước sang năm thứ 6, tôi kỳ vọng Giải sẽ lan toả mạnh mẽ hơn nữa, là môi trường để các phóng viên được cọ xát, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong tác nghiệp.

Ngô Chuyên

report

Động lực cho nhà báo làm giáo dục

Nhà báo Trần Văn Long.

Nhà báo Trần Văn Long.

Nhà báo Long Anh (Trần Văn Long) Báo Giáo dục và Thời đại chia sẻ:

Đây là lần đầu tiên tôi tham dự Giải thưởng báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Tôi rất bất ngờ và vui mừng khi tác phẩm của mình được lọt vào vòng chung khảo và đoạt giải.

Về dự lễ trao giải, tôi được gặp gỡ, giao lưu với nhiều đồng nghiệp, nhà báo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Được nghe tác giả kể về nhân vật trong bài viết, về những khó khăn, vất vả khi tác nghiệp tại những điểm trường vùng sâu vùng xa… càng khiến tôi trân quý giá trị của nghề báo.

Tôi tin tưởng rằng, qua mỗi mùa giải, các nhà báo sẽ có thêm động lực để tiếp tục cống hiến cho nền giáo dục nước nhà.

Hiếu Nguyễn

report

Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục giúp chúng tôi đến gần với nhà giáo

Nhà báo Nguyễn Thị Thuỷ, Báo Tuổi trẻ thủ đô chia sẻ: Chúng tôi rất vui vì những thông tin của loạt bài đã chạm tới cảm xúc và sự quan tâm của độc giả.

Đặc biệt là các giáo viên, những người đang gặp rất nhiều khó khăn, vất vả khi cùng lúc vừa phải giảng dạy, vừa phải đảm nhận vai trò phụ trách phòng tâm lý học đường.

Nhà báo Nguyễn Thị Thuỷ, Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Ảnh: Ngô Chuyên.

Nhà báo Nguyễn Thị Thuỷ, Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Ảnh: Ngô Chuyên.

Chúng tôi mong muốn góp một tiếng nói để hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học thực sự hiệu quả, để trường học trở thành ngôi trường hạnh phúc, để mỗi ngày đến trường với các em học sinh là một ngày vui.

Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam một lần nữa giúp chúng tôi đến gần với các thầy cô để hiểu những cống hiến thầm lặng đó.

Ngô Chuyên

report

Giải Báo chí là cơ hội để phóng viên trẻ phấn đấu

Tác giả Thiều Thị Thu Trang - Báo Lao động chia sẻ: "Đây là lần thứ ba tôi và nhóm tác giải đạt giải, thực sự tôi vô cùng hạnh phúc. Đây là sân chơi bổ ích để phóng viên trẻ có cơ hội cọ sát kinh nghiệm cũng như hiểu hơn về ngành giáo dục, là động lực để phóng viên trẻ phấn đấu".

Nhóm phóng viên Báo Lao động. Ảnh Ngô Chuyên.

Nhóm phóng viên Báo Lao động. Ảnh Ngô Chuyên.

Cảm ơn Ban tổ chức, đặc biệt là Báo Giáo dục và Thời đại đã tạo sân chơi bổ ích cho phóng viên trẻ được cọ xát và học hỏi kinh nghiệm.

Ngô Chuyên

report

Tự hào khi nghe các câu chuyện của đồng nghiệp

Cô Dương Thị Diễn - giáo viên Trường Mầm non Trung Đồng (Tân Uyên, Lai Châu) chia sẻ: Tôi là một giáo viên, tôi rất vinh dự tự hào khi nghe các câu chuyện của đồng nghiệp trên mọi miền đất nước được kể qua lăng kính của nhà báo.

Cô Dương Thị Diễn - giáo viên Trường Mầm non Trung Đồng (Tân Uyên, Lai Châu).

Cô Dương Thị Diễn - giáo viên Trường Mầm non Trung Đồng (Tân Uyên, Lai Châu).

Tôi muốn gửi lời cảm ơn các nhà báo, Báo Giáo dục và Thời đại đã luôn đồng hành, cùng nói tiếng nói với những nhà giáo, học sinh đặc biệt là các em ở vùng khó.

Ngô Chuyên

report

Tri ân nhà giáo với lòng biết ơn, tinh thần tôn sư trọng đạo

Trung tá Nguyễn Thị Thu Phương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Pháp luật, Báo Công an nhân dân chia sẻ: Với tất cả các nhà báo, được giải báo chí nào cũng là một niềm hạnh phúc lớn lao và với tôi hôm nay là một ngày thật đặc biệt.

Trung tá Nguyễn Thị Thu Phương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Pháp luật, Báo Công an nhân dân. Ảnh Ngô Chuyên.
Trung tá Nguyễn Thị Thu Phương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Pháp luật, Báo Công an nhân dân. Ảnh Ngô Chuyên.

Tôi là một nhà báo theo dõi giáo dục, lại được nhận giải thưởng báo chí toàn quốc về giáo dục, được trao giải thưởng đúng Ngày Nhà giáo Việt Nam khi mà cả nước hướng về tri ân các nhà giáo với lòng biết ơn, tinh thần tôn sư trọng đạo.

Những yếu tố hội tụ đó làm cho niềm hạnh phúc, niềm cảm xúc của tôi được nhân lên rất nhiều lần trong buổi sáng đặc biệt hôm nay.

Ngô Chuyên

report

Lan tỏa những thông điệp tích cực về Giáo dục

Nhà báo Thu Phong - Phóng viên Báo Bắc Giang là một trong các tác giả được nhận giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục năm 2023 tại Nhà hát Lớn - Hà Nội ngày 18/11.

Nhà báo Thu Phong - Phóng viên Báo Bắc Giang là một trong các tác giả được nhận giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục năm 2023 tại Nhà hát Lớn - Hà Nội ngày 18/11.

Là một trong các tác giả có tác phẩm đoạt giải tại Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2023, nhà báo Thu Phong đến từ Báo Bắc Giang không giấu nổi niềm vinh dự, vui mừng và tự hào.

Nhà báo Thu Phong chia sẻ, đó là hành trình của chàng trai Nguyễn Thành Ngọc (sinh năm 1991) ở thôn Tó, xã Nghĩa Phương (Lục Nam, Bắc Giang) đã tạm gác lại hạnh phúc riêng tư, dành gần 9 năm sang nước bạn Lào giảng dạy tiếng Việt. Sản phẩm chính là phóng sự: Chàng trai Bắc Giang "gieo" chữ Việt trên đất bạn Lào.

Nhà báo Thu Phong chia sẻ, bản thân luôn quan tâm đến những trăn trở của ngành Giáo dục nước nhà trong nỗ lực khắc phục những khó khăn về lương, đời sống cho cán bộ, giáo viên để xây dựng ngành Giáo dục thêm vững mạnh.

Trong đó có công sức của nhiều thầy cô giáo vì lòng yêu nghề và tình yêu con trẻ. Có nhiều người đành gác lại niềm vui riêng để hoàn thành tốt công việc “trồng người” nơi biên cương, hải đảo,...

Qua tiếp xúc, thầy Ngọc cho biết sinh viên Lào theo học ở Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng rất chất phác, dễ gần, bản sắc văn hoá cũng đặc sắc, nhất là điệu múa Lăm-vông.

Những lúc rảnh rỗi, thầy Ngọc cũng tranh thủ "học mót" được một chút tiếng Lào. Tốt nghiệp đại học, thầy quyết định làm một chuyến du lịch, tới thăm đất nước mà mình đã dành rất nhiều tình cảm.

Là người con quê hương Bắc Giang từng gắn bó với ngành Giáo dục địa phương, nhà báo Thu Phong cảm nhận sâu sắc những nỗi niềm trăn trở đó. Đồng thời, mong muốn có thể góp một chút sức lực nhỏ bé của mình để chung tay xây dựng nền giáo dục địa phương và nước nhà, thông qua những phóng sự, những chuyên đề đăng tải để truyền đi thông điệp tích cực.

Đình Tuệ

report

Giải Báo chí đã khắc hoạ chân thực hình ảnh nhà giáo

Có mặt từ sớm, nhóm tác giả đến từ Báo Đại biểu Nhân dân gồm: Nguyễn Thị Liên, Cao Quốc Việt, Lê Xuân Quý bày tỏ tự hào và hạnh phúc khi đoạt giải tại Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2023.

Nhà báo Nguyễn Thị Liên nhìn nhận, Giải được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp, tạo được tiếng vang và có sức lan tỏa sâu rộng.

Qua theo dõi, các tác phẩm góp phần nói lên tiếng nói của các giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà quản lý về các vấn đề trong ngành Giáo dục; đồng thời tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục.

Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành Giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Từ phải qua trái: nhà báo Cao Quốc Việt, Nguyễn Thị Liên, Lê Xuân Quý - Báo Đại biểu Nhân dân chia sẻ với phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại trước thềm Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam' năm 2023.

Từ phải qua trái: nhà báo Cao Quốc Việt, Nguyễn Thị Liên, Lê Xuân Quý - Báo Đại biểu Nhân dân chia sẻ với phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại trước thềm Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam' năm 2023.

“Chính sự chuyên nghiệp và sức lan toả mạnh mẽ của Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” đã khiến chúng tôi và nhiều nhà báo khác muốn gửi tác phẩm của mình tham dự Giải” - nhà báo Nguyễn Thị Liên bày tỏ.

"Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam có nhiều tác phẩm xúc động, khắc hoạ chân thực những hy sinh, đóng góp của các thầy cô giáo vì sự nghiệp trồng người, nhất là các thầy cô ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn" - nhà báo Lê Xuân Quý nhìn nhận.

Minh Phong

report

Mỗi mùa giải thêm một niềm vui

Nhà báo Nguyễn Hoài và nhóm tác giả.

Nhà báo Nguyễn Hoài và nhóm tác giả.

Nhà báo Nguyễn Hoài, Báo Đại Đoàn Kết chia sẻ: Khi nhận được thông tin có tác phẩm dự kiến đoạt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2023, chúng tôi đã rất vui và hồi hộp chờ đợi tới ngày trao giải hôm nay. Đây là năm thứ 4 liên tiếp, nhóm tác giả Báo Đại Đoàn Kết vinh dự đoạt giải thưởng này.

Thêm một năm đoạt giải là thêm một niềm vui lớn với tôi. Mỗi tác phẩm đoạt giải cho tôi thấy rõ hơn trách nhiệm của đội ngũ nhà báo.

Giải Báo chí vừa là nơi trao đổi thêm về nghiệp vụ vừa là cơ hội để mỗi tác giả bằng ngòi bút của mình góp thêm tiếng nói, truyền tải thông tin, vấn đề nóng của ngành Giáo dục phục vụ bạn đọc một cách khách quan và đa chiều.

Và hơn cả, Giải cũng là động lực để tôi tiếp tục đồng hành cùng ngành Giáo dục nói riêng và sự nghiệp Báo chí nói chung.

Hiếu Nguyễn

report

Biểu diễn văn nghệ

Bài hát: Vinh quy bái tổ

Sáng tác: Nguyễn Duy Hùng

Biểu diễn: Việt Tú và Vũ đoàn Carmen

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 13
report

Biểu diễn văn nghệ

Văn nghệ chào mừng

report

Chặng đường 5 năm Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại - thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2023 - cho biết:

Sau 5 năm tổ chức, từ mùa giải đầu tiên năm 2018, Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" ghi dấu sự thay đổi theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn, sức lan tỏa lớn hơn; phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng tác phẩm tham dự.

Trong số hơn 4.000 tác phẩm gửi đến Giải để dự thi trong 5 năm qua, có 251 tác phẩm báo chí xuất sắc được lựa chọn để trao giải; trong đó có 20 giải A, 40 giải B, 59 giải C và 132 giải khuyến khích. 5 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải đặc biệt.

Gương mặt nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải cũng là điểm nhấn tích cực, nhân văn, thể hiện sự quan tâm của báo chí đối với đời sống giáo dục.

Cùng viết về giáo dục, nhưng mỗi năm những đề tài được chú trọng khai thác trong tác phẩm dự giải có khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, các tác phẩm dự thi trong 5 năm qua gần như phản ánh được toàn diện, đa chiều vấn đề giáo dục khắp các vùng miền trên cả nước.

Không chỉ ghi nhận thực tế triển khai, nhiều bài viết có tính phản biện mạnh mẽ về những chủ trương, quyết sách của ngành; ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và người học.

Không ít biện pháp khắc phục hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong giáo dục được đề cập trong các tác phẩm; có những sáng kiến, tư duy đột phá mới, phản biện chính sách giáo dục, đem lại hiệu quả tốt đẹp.

Nhiều tác phẩm lan tỏa những tấm gương nhà giáo, những giá trị tốt đẹp mà giáo dục mang lại. Hầu hết tác phẩm dự thi thể hiện sự đầu tư công phu về thời gian, sức lao động, dấn thân của tác giả, sự chỉ đạo sâu sắc của Ban Biên tập.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm nhận định: Thành công của Giải từ thực tiễn 5 năm qua cho thấy vai trò quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo.

“Những năm tiếp theo, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự ưu ái, quan tâm, hưởng ứng tích cực của các nhà báo, nhà giáo, phóng viên, cộng tác viên đến từ các cơ quan báo chí trung ương, địa phương trên cả nước.

Về phía Ban tổ chức, chúng tôi cố gắng tiếp tục tìm tòi, đổi mới, học hỏi, nghiên cứu quán triệt chỉ đạo của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, đặc biệt là Bộ GD&ĐT để Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục” ngày càng có uy tín, chuyên nghiệp, có sức sống lâu dài hơn và sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội”, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm cho hay.

Hiếu Nguyễn

report

Tổng Biên tập Triệu Ngọc Lâm phát biểu


report

Phóng sự giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam


report

Trao giải Khuyến khích

34 giải Khuyến khích

Ông Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại và ông Phạm Tiến Toàn - Phó Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT trao giải cho các tác giả đạt giải Khuyến khích.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 15

Loại hình: Báo in

1. Tên tác phẩm: "Cần cái nhìn công tâm, khách quan về đội ngũ nhà giáo Việt Nam"

Tác giả: Đỗ Phú Thọ

Nơi xuất bản: Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, Báo Quân đội nhân dân

2. Tên tác phẩm: “Chàng trai Bắc Giang "gieo" chữ Việt trên đất bạn Lào”

Tác giả: Trương Thị Thu Phong

Nơi xuất bản: Báo Bắc Giang

3. Tên tác phẩm: “Bất cập đào tạo nhân lực khoa học cơ bản”

Tác giả: Võ Thanh Hùng

Nơi xuất bản: Báo Sài Gòn Giải Phóng

4. Tên tác phẩm: “Thuốc lá điện tử "tấn công" học trò”

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Dung, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Đỗ Thế Sảy, Trần Trọng Nhân, Dương Thị Liễu, Phùng Thị Xuân Mai.

Nơi xuất bản: Báo Tuổi trẻ

5. Tên tác phẩm: “Chúng mình cùng chuyển đổi số”

Tác giả: Nguyễn Bá Hưng

Nơi xuất bản: “Ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ - Báo Tuổi Trẻ”

6. Tên tác phẩm: “Pác Nặm quan tâm xóa mù chữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số”

Tác giả: Nông Thị Thúy

Nơi xuất bản: Báo Bắc Kạn

7. Tên tác phẩm: “Cổ tích giữa đời thường”

Tác giả: Lương Bảo Hòa

Nơi xuất bản: Báo Quảng Ngãi

8. Tên tác phẩm: “Đất học thăng hoa”

Tác giả: Lê Thanh Tú

Nơi xuất bản: Báo Bắc Ninh

Loại hình: Báo Điện tử

1. Tên tác phẩm: “Không đơn độc”

Nhóm tác giả: Nguyễn Tuyết Yến, Phạm Thị Hòa, Nguyễn Thị Trang, Phí Hoàng Lê

Nơi xuất bản: Báo Điện tử VOV - Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tên tác phẩm: “Nhân lực giáo dục vùng khó Điện Biên - Bài toán chưa có đáp án”

Tác giả: Nguyễn Thị Hiền

Nơi xuất bản: Báo Điện Biên Phủ

3. Tên tác phẩm: “Vinh quang sứ mệnh “trồng người”

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Trần Đình Nhất, Lê Thị Kiều Minh, Trần Thu Hà, Nguyễn Văn Vỹ, Lê Công Ngọc

Nơi xuất bản: Báo Hà Tĩnh

4. Tên tác phẩm: “Tuyển dụng đặc cách giáo viên mầm non”

Tác giả: Trần Văn Long

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

5. Tên tác phẩm: “Gieo chữ nơi đảo tiền tiêu”

Tác giả: Trương Quang Nam, Nguyễn Văn Ninh, Vũ Thị Báu

Nơi xuất bản: Tạp chí điện tử Biển Việt Nam

6. Tên tác phẩm: “Giải pháp nào để phòng tâm lý học đường hoạt động hiệu quả?”

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Thanh Hòa

Nơi xuất bản: Báo Điện tử Tuổi trẻ Thủ đô

7. Tên tác phẩm: ” Xây dựng trường chuẩn quốc gia để nâng chất giáo dục”

Tác giả: Lê Vũ Thuyên

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

8. Tên tác phẩm: “Xu hướng "xuất - nhập khẩu" của giáo dục đại học”

Tác giả: Lê Mạnh Tùng

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

Loại hình: Phát thanh

1. Tên tác phẩm: “Như ánh ban mai”

Nhóm tác giả: Vũ Thị Dung, Nguyễn Thị Thanh Hoa

Nơi xuất bản: Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

2. Tên tác phẩm: “Rẽ sóng mang chữ ra Trường Sa”

Nhóm tác giả: Phạm Công Nghĩa, Nguyễn Thu Hương, Lưu Quang Huy

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

3. Tên tác phẩm: “Gieo hạt giống đỏ trên quê hương đất đỏ”

Tác giả: Nguyễn Quốc Thái

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

4. Tên tác phẩm: “Cánh cửa nào cho những học sinh trượt THPT công lập”

Nhóm tác giả: Lê Thị Phương Duyên, Nguyễn Thanh An, Phạm Khánh Giang, Hoàng Văn Dũng, Nguyễn Thị Thu Phương

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thái Bình

5. Tên tác phẩm: “Bạo lực học đường - Trách nhiệm không của riêng ai”

Nhóm tác giả: Hà Thị Phương Anh, Cao Văn Tuấn, Trần Thành Vinh, Đinh Phương Thảo, Nguyễn Hoàng Linh

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ

6. Tên tác phẩm: "Chất lượng giáo dục và đào tạo ở Hà Giang: Thực trạng và giải pháp”

Tác giả: Quách Tuấn Quỳnh

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang

7. Tên tác phẩm: “Gieo duyên đọc sách”

Nhóm tác giả: Bùi Gia Lý, Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thị Tú, Phạm Thị Hằng

Nơi xuất bản: Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện Tân Kỳ -Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Nghệ An

8. Tên tác phẩm: “Một con chữ, một cuộc đời”

Nhóm tác giả: Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc, Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Thị Hảo

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp

Loại hình: Truyền hình

1. Tên tác phẩm: Tọa đàm "Khó khăn khi thiếu giáo viên"

Nhóm tác giả: Hà Thu Hằng, Phạm Thu Hà, Bùi Thị Bích Ngọc, Nguyễn Võ Đức Hạnh, Hoàng Công Khoa, Nguyễn Tuấn Dương, Trần Trung Nguyên, Phạm Quang Nam

Nơi xuất bản: Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam

2. Tên tác phẩm: “Mãi mãi tuổi thanh xuân”

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Nhật Anh

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hoá

3. Tên tác phẩm: “Những thầy "bảo mẫu" trên đỉnh Háng Tày”

Nhóm tác giả: Bùi Thị Thùy Trang, Phạm Ngọc Sơn, Nguyễn Tuấn Anh

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái

4. Tên tác phẩm: “Cô giáo Tày với quyết tâm đưa giáo dục miền núi ra thế giới”

Nhóm tác giả: Ngô Thị Hạnh Nguyên, Nguyễn Sơn Tùng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng

5. Tên tác phẩm: “Thầy giáo nông dân”

Nhóm tác giả: Nguyễn Xuân Giang, Nguyễn Hoàng Thủy Ngân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang

6. Tên tác phẩm: “Vượt sóng tìm chữ”

Nhóm tác giả: Nguyễn Hữu Hoà Giang, Trần Trần Bảo Ngọc, Lý Viễn Khánh, Lê Thị Thanh Tâm, Nguyễn Năng Hùng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai

7. Tên tác phẩm: “Trăm năm cây đời”

Nhóm tác giả: Nguyễn Quang Huy, Văn Thị Thu Hằng

Nơi xuất bản: VTV9 và Media 21

8. Tên tác phẩm: “Giới hạn của giáo viên là giới hạn của đổi mới”

Nhóm tác giả: Phan Thị Lệ Hằng, Đỗ Hải Minh, Nguyễn Văn Thắng, Lê Thị Lan, Nguyễn Tiến Cường

Nơi xuất bản: Truyền hình Quốc hội Việt Nam

9. Tên tác phẩm: “Chờ điện”

Nhóm tác giả: Tạ Thị Hường, Nguyễn Tuấn Nam

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lào Cai

10. Tên tác phẩm: “Chúng tôi là Biệt đội Khăn quàng đỏ”

Nhóm tác giả: Trịnh Chí Hải, Võ Duyên Hải

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau

report

Văn nghệ

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 16

Đi học

Nhạc: Bùi Đình Thảo.

Lời thơ: Hoàng Minh Chính

Biểu diễn: Khánh Linh và tốp múa

Guitar: Huỳnh Đinh Quang Minh

report

Tiết mục văn nghệ: Bài hát Đi học


report

Trao giải Ba

12 giải Ba

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông và ông Hoàng Lê Bách - Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam trao giải cho các tác giải đạt giải Ba.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 17

Loại hình: Báo in

1. Tên tác phẩm :”Giám sát thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội”

Nhóm tác giả: Hồ Thị Lài, Hà Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Dịu, Bùi Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thị Nhung

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

2. Tên tác phẩm: “Học không bám SGK, được không?"

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Bích, Trần Thị Tuyết Mai

Nơi xuất bản: Báo Thanh niên

3. Tên tác phẩm: “Người truyền "lửa" Then”

Nhóm tác giả: Nguyễn Huy Hoàng

Nơi xuất bản: Báo Tuyên Quang

Loại hình: Báo Điện tử

1. Tên tác phẩm: “Giáo dục mầm non trong quân đội: “Ươm mầm” góp sức giữ biên cương”

Nhóm tác giả: Dương Việt Anh, Kiều Phương Giang, Phạm Thị Kim Thanh, Trần Thị Tuyết Lan, Nguyễn Hoài Hà, Vương Thị Thúy Lê

Nơi xuất bản: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Tên tác phẩm: “Tiết học đặc biệt ở nơi 'một con gà gáy, ba nước cùng nghe”

Nhóm tác giả: Vũ Thị Linh Trang, Nguyễn Đình Đoàn Bổng, Nguyễn Xuân Quý, Nguyễn Tuấn Anh

Nơi xuất bản: Báo Vietnamnet

3. Tên tác phẩm: “Vì sao phải thực hiện dạy học tích hợp?”

Tác giả: Nguyễn Thị Liên, Cao Quốc Việt, Lê Xuân Quý, Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Sáu, Thiều Thị Anh Thơ

Nơi xuất bản: Báo Đại biểu Nhân dân

Loại hình: Phát thanh

1. Tên tác phẩm Những con chữ thức tỉnh lương tri

Nhóm tác giả: Trần Lê Dung, Nguyễn Thị Huệ

Nơi xuất bản: Phát thanh Công an nhân dân

2. Tên tác phẩm: Để "những chuyến đò" vững vàng nơi đầu sóng

Nhóm tác giả: Vũ Thị Báu

Nơi xuất bản: Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Cô Tô - Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

3. Tên tác phẩm: " Trò chuyện với tương lai”

Tác giả: Đoàn Thị Huyền

Nơi xuất bản: Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Loại hình: Truyền hình

1. Tên tác phẩm: “Mẹ Hà”

Nhóm tác giả: Đỗ Lan Hương, Nguyễn Bá Trung, Trần Thị Thanh Xuân, Nguyễn Bích Hằng, Tạ Thị Thu Hiền, Cao Thị Thu Hương, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Thị Nguyệt Hà, Hà Thị Thu Hồng, Vũ Kiều Thanh, Bùi Đại Nghĩa

Nơi xuất bản: Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam

2. Tên tác phẩm: Đi học trên núi

Tác giả: Bùi Tấn Sỹ

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam

3. Tên tác phẩm: Mạch nguồn di sản

Nhóm tác giả: Hoàng Trọng Hiếu, Phan Thị Hải Lý, Ngọ Văn Anh, Nguyễn Đình Hoàn, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Huy Đoàn, Nguyễn Việt Lâm

Nơi xuất bản: Kênh VTC14 - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

report

Trao giải Nhì

8 giải Nhì

Ông Lê Hải Bình - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải cho các tác giả đạt giải Nhì.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 18

Loại hình: Báo in

1. Tên tác phẩm: “Trí tuệ nhân tạo có thay thế được con người?”

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương, Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thu Hoài

Nơi xuất bản: Báo Đại Đoàn Kết

2. Tên tác phẩm: Trường học hạnh phúc

Nhóm tác giả: Phạm Quang Trường, Trần Thành

Nơi xuất bản: Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng

Loại hình: Báo Điện tử

1. Tên tác phẩm: “Quyết tâm thực hiện lời hứa "giáo viên sống được bằng lương”

Nhóm tác giả: Lê Tường Vân, Thiều Thị Thu Trang, Nguyễn Văn Thắng, Phạm Vũ Linh

Nơi xuất bản: Báo Lao Động

2. Tên tác phẩm: Loạt bài “Ma trận” phí bủa vây đầu năm học”

Tác giả: Tiêu Thị Mỹ Hằng

Nơi xuất bản: Báo Sài Gòn Giải Phóng

Nội dung tác phẩm: Ngoài những khoản thu chính danh, những khoản thu “vận động” trở thành giọt nước tràn ly khiến phụ huynh ngao ngán. Câu chuyện không mới nhưng vì sao cứ đến hẹn lại nổi lên? Đã đến lúc, nhà trường, ban đại diện và cả nhà quản lý cần hành động để dành lại một chữ "tin"

Bài viết thể hiện vai trò của Bộ GD&ĐT trong việc đề ra chính sách, văn bản nhắc nhở nhà quản lý địa phương, nhà giáo cũng đề ra nhiều giải pháp để ngăn ngừa hiện tượng này.

Loại hình: Phát thanh

1. Tên tác phẩm: “Bàn tay vịn đất đưa em về phía mặt trời”

Tác giả: Hoàng Văn Nghiệp, Bùi Lê Lợi

Nơi xuất bản: Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội

Tác phẩm nói về hành trình của bộ đội biên phòng Lai Châu trong việc bảo tồn chữ viết và văn hoá của đồng bào dân tộc Hà Nhì. Tác phẩm có 4 kỳ. Kỳ 1: Cuộc thiên di định mệnh; Kỳ 2: khát vọng văn tự trong khát vọng văn minh; Kỳ 3: Thầy giáo xanh – xanh giữa đại ngàn; Kỳ 4: Ca lên bản Trường ca “xa nhà ca”.

2. Tên tác phẩm: “Nơi nghe - nói chuyện Ân tình”

Tác giả: Nguyễn Văn Quang

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng

Tác phẩm “Nơi nghe - nói chuyện Ân tình” kể về chàng trai gác lại chuyện học hành ở nước ngoài, dành thành xuân để xây dựng và thực hiện dự án tạo việc làm cho các bạn trẻ câm điếc không có việc làm và không theo học tại trường dành cho người khiếm thính.

Sau 7 năm triển khai dự án đã giải quyết việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhiều bạn trẻ câm điếc. Đây còn là nơi các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn chọn làm nơi trải nghiệm bổ ích cho học sinh.

Loại hình: Truyền hình

1. Tên tác phẩm: “Nhí”

Nhóm tác giả: Trương Thị Ngọc Trân, Nguyễn Văn Bình, Lý Ngọc Lộc, Đặng Phi Lai, Nguyễn Văn Vũ Phong, Trương Thị Huỳnh Nga

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang

Tác phẩm “Nhí” là phim tài liệu kể về hành trình vượt khó của cô bé Phạm Thị Nhí để nuôi dưỡng ước mơ làm giàu tri thức. Nhí sinh ra có thân hình không trọn vẹn. Suốt những năm tháng tuổi thơ, Nhí đã vượt qua cuộc sống khó nghèo, mặc cảm để tự tin đến trường.

Trên hành trình của em luôn có mẹ đồng hành. Mẹ là người bạn, là đôi chân thứ 2 đưa đón Nhí mỗi buổi tới trường. Giờ đây, Nhí đã là sinh viên trường cao đẳng. Một cơ hội mới đang mở ra với cô học trò nghị lực.

2. Tên tác phẩm: “Người mở lối”

Nhóm tác giả: Lê Quang Huy, Phạm Thanh Xuân, Nguyễn Hoàng Diệu Ngân, Trần Huy Hoàng, Nguyễn Văn Hải, Lý Mai Trung, Nguyễn Thị Thu Giang

Nơi xuất bản: Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội - Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam

Tác phẩm “Người mở lối” là ký sự về hành trình gian lao nhưng đầy thử thách của những người thầy Khoa Chiến thuật của Trường Sĩ quan Lục quân 1, với một công việc rất đặc thù mà họ đặt tên là “đạp đường”.

Người thầy đã "đạp đường mở lối" hàng chục lần mỗi mùa để chuẩn bị chu đáo nhất cho mỗi cuộc diễn tập. Họ đã giúp các học viên trải nghiệm thử thách sát thực tiễn, sát đối tượng, sát tình huống trước thời điểm tốt nghiệp về đơn vị để cống hiến sức trẻ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

report

Phóng sự 2: Chia sẻ câu chuyện tác nghiệp của các nhà báo


report

Trao giải Nhất

4 giải Nhất

Ông Lê Quốc Minh - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và ông Lê Hải Bình - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao giải cho các tác giả đạt giải Nhất.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 19

- Loại hình: Báo in

Tên tác phẩm: “Phía sau những tấm huy chương Olympic quốc tế”

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Phương

Nơi xuất bản: Báo Công an nhân dân

Nội dung tác phẩm: Việc tổ chức tuyển chọn học sinh vào các đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế luôn được Bộ GD&ĐT đổi mới nhằm đảm bảo tính trung thực, đánh giá đúng trình độ của học sinh.

Tác giả đã trực tiếp đến trường trao đổi với học sinh, giáo viên chủ nhiệm để lắng nghe ý kiến cá nhân. Trái tim tác giả đã "run lên" khi lắng nghe câu chuyện của một “chàng trai vàng” có tuổi thơ rất nhọc nhằn khi gia đình học sinh này liên tục phải chuyển nhà trọ đến những khu trọ tồi tàn, thậm chí, đêm đến chuột chạy ầm ầm trên mái nhà. Tuy nhiên, những khó khăn về vật chất đã không ngăn cản các em đến với khoa học.

- Loại hình: Báo Điện tử

Tên tác phẩm: "Bất cập ở Phòng Giáo dục & Đào tạo"

Nhóm tác giả: Hà Ánh Ngọc, Nguyễn Thế Lượng, Hồ Thị Lài, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Nhung

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

Nội dung tác phẩm: Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước với nhiều vấn đề trong phạm vi quản lý ngành Giáo dục (như nội dung chương trình giáo dục, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ…). Nhiệm vụ nhiều, trách nhiệm lớn nhưng hoạt động của Phòng GD&ĐT vẫn còn những khó khăn.

Một trong số đó là nhân lực mỏng. Nhiều phòng GD&ĐT thiếu cán bộ trầm trọng. Bên cạnh đó, chính sách dành cho cán bộ công tác tại phòng cũng có nhiều bất cập. Loạt bài ghi nhận thực tế và đưa ra giải pháp để phòng GD&ĐT phát huy vai trò trong bối cảnh này.

- Loại hình: Phát thanh

Tên tác phẩm: “Giáo viên bỏ việc: Vì đâu nên nỗi?

Tác giả: Trần Bá Duy

Nơi xuất bản: Ban Văn hóa - Xã hội - Đài Tiếng nói Việt Nam

- Loại hình: Truyền hình

Tên tác phẩm: "Hoa đá"

Nhóm tác giả: Vũ Hồng Anh, Nguyễn Hồ Trí, Vương Văn Cơ, Phạm Ngọc Phức

Nơi xuất bản: Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam

Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục luôn là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục mầm non. Khi nhắc đến bậc học này, nhiều người thường nghĩ đến hình ảnh các cô giáo hát hay, múa dẻo mà quên đi bóng dáng của những người thầy đang từng ngày tận tuỵ chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho các bé.

Các tác giả gọi họ là những người thầy đặc biệt, những đoá hoa không mềm mỏng nhưng toả ngát hương, đang ngày đêm miệt mài ươm mầm những mầm non nơi vùng cao.

Không chỉ khắc hoạ hình ảnh đặc biệt, hiếm thấy về những người thầy công tác trong bậc học mầm non, phóng sự còn đan xen thể hiện những tâm tư nguyện vọng về công việc, cuộc sống và hơn hết là những trăn trở làm sao để vun đắp, phát triển những thế hệ kế nhiệm trong tương lai của những nhà giáo đã gắn bó cả cuộc đời với bậc học mầm non.

report

Trao Giải Cống hiến

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 20

Ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Lê Quốc Minh - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao giải Cống hiến cho các đơn vị.

1. Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam.

2. Ban Văn hoá - Xã hội - Đài Tiếng nói Việt Nam.

3. Báo Lao động

4. Báo Vietnamnet

report

Trao Giải Đặc biệt

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 21

Ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và ông Raymond Gordon - Hiệu trưởng Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) trao giải cho tác giả đạt giải Đặc biệt.

Tên tác phẩm: "Thiếu giáo viên khắp cả nước, ngành giáo dục chật vật đổi mới"

Nhóm tác giả: Phạm Thị Mai, Võ Hoàng Long

Nơi xuất bản: Báo điện tử VietnamPlus

Nội dung tác phẩm: Nhiều năm qua, thiếu giáo viên là vấn đề khó khăn của ngành Giáo dục. Tuy nhiên, vấn đề này càng trầm trọng hơn và đặt ra yêu cầu giải quyết bức thiết hơn khi Chương trình GDPT 2018 bắt đầu triển khai đồng loạt ở Tiểu học, THCS và THPT từ năm học 2022 – 2023.

Theo chương trình, số lượng môn học, yêu cầu về thời lượng dạy và học đồng loạt tăng lên.

Loạt bài đã mang lại cái nhìn tổng quan về thực trạng và hệ quả của việc thiếu giáo viên cũng như “điểm mặt, chỉ tên” nguyên nhân, gợi mở giải pháp từ phía các chuyên gia, những nhà giáo tâm huyết.

report

Trao giải nhân vật tiêu biểu

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 22

Ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và ông Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại trao giải cho các nhân vật ấn tượng.

1. Cô giáo Bùi Thị Thu Hồng: Nhân vật trong tác phẩm "Người truyền “lửa” Then"

Loại hình: Báo in

Nơi xuất bản: Báo Tuyên Quang

2. Thầy giáo Hoa Sĩ Hiền: Nhân vật trong tác phẩm “Thầy giáo nông dân”

Loại hình: Truyền hình

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang

Do điều kiện sức khoẻ, thầy giáo Hoa Sĩ Hiền không ra Hà Nội nhận giải được nên đại diện là tác giả bài viết nhận thay.

report

Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm: Người thầy không bảng đen, phấn trắng

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 23

Ông Hoa Sĩ Hiền, 55 tuổi, ngụ xã Tân An (thị xã Tân Châu, An Giang) được người dân gọi bằng cái tên trìu mến “Nhà khoa học chân đất”. Ông là người cần mẫn trên ruộng đồng, nếm đủ những chua chát, ngọt bùi từ hạt lúa. Bằng niềm đam mê, tự học, tự nghiên cứu, ông đã lai tạo ra những giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần đào tạo sinh viên có niềm đam mê lĩnh vực nông nghiệp.

Dù chưa qua trường lớp sư phạm, không bảng đen phấn trắng, nhưng ông hướng dẫn sinh viên bằng lòng nhiệt thành, với niềm trăn trở về một nền nông nghiệp khoa học hiện đại. “Quả ngọt” của “Nhà khoa học chân đất” không chỉ là hàng chục giống lúa mới mà còn có nhiều sinh viên, thạc sĩ, nghiên cứu sinh.

Ông nhiệt tình dạy thực hành miễn phí trên cây lúa cho hàng trăm sinh viên từ các Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH An Giang… Hết lớp này đi, lớp khác lại đến, tính đến nay có trên 500 cử nhân các trường đại học (nhiều nhất là Trường ĐH An Giang) được ông hướng dẫn; nhiều sinh viên tốt nghiệp tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ ngành nông nghiệp.

Không chỉ truyền đạt lý thuyết, ông Hiền còn trực tiếp đưa sinh viên đi tham khảo thật kỹ lưỡng quá trình sản xuất lúa, kiên nhẫn từng khâu một. Không những nghiên cứu ở cây lúa mà còn kiểm tra chất đất để trả lời câu hỏi đất nào trồng được, đất nào không trồng lúa được... Ông Hiền chia sẻ: "Đó chính là niềm vui, là động lực để bản thân tiếp tục bám ruộng lai tạo ra lúa giống, cây trồng cho phù hợp với tình trạng môi trường, biến đổi khí hậu như hiện nay".

Quốc Ngữ

report

Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm: Người truyền “lửa” Then – Báo Tuyên Quang (Loại hình báo In)

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 24

Cô giáo Bùi Thị Thu Hồng, giáo viên dạy môn Âm nhạc đã gắn bó với mái trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Tuyên Quang hơn 25 năm. Cô Hồng là người hiểu rất rõ về học sinh dân tộc thiểu số.

Theo cô, các em thường rụt rè, nhút nhát, ít bộc lộ ra ngoài. Chính vì vậy, với mong muốn giúp các em tự tin hơn trong hoạt động tập thể và phát huy những nét đẹp trong văn hoá truyền thống, hơn 12 năm qua, cô Hồng đã nỗ lực truyền dạy loại hình nghệ thuật Then Tày cho nhiều thế hệ học sinh dân tộc thiểu số.

Theo cô Hồng, hát Then là loại hình nghệ thuật dân gian rất đặc sắc nhưng sẽ bị mai một dần nếu không được truyền dạy cho thế hệ trẻ kế cận. Do vậy cô mong muốn, khi đã phải xa gia đình, học tập dưới mái trường nội trú, học sinh dân tộc thiểu số sẽ không chỉ được các thầy, cô giáo dạy chữ mà còn được giáo dục kỹ năng sống, giữ gìn văn hóa dân tộc để sau này các em lớn lên tự hào về nguồn gốc của mình...

Phương Thảo

report

Văn nghệ

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 25

Múa : Việt Nam quê hương tôi

Biểu diễn : Vũ đoàn Carmen

report

Văn nghệ 3: Tiết mục múa Việt Nam quê hương tôi


report

Phóng sự về cô giáo Bùi Thị Thu Hồng, giải Nhân vật ấn tượng


report

Gạch nối của quá khứ, hiện tại và tương lai

Phát biểu tại Lễ trao giải Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, Giải đã đi được chặng đường 5 năm. Thời gian chưa quá dài nhưng 5 năm đồng hành, sát cánh bên nhau đủ để chúng ta chiêm nghiệm những đổi thay trong đời sống giáo dục và sự lớn mạnh, trưởng thành của Giải.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2023 ảnh 26

Bằng ghi nhận thực tế, sự dấn thân của mình, các nhà báo đã viết lên những tác phẩm chân thực, khách quan phản ánh toàn diện, đa chiều các vấn đề về giáo dục trên khắp các vùng miền.

Tại Lễ trao Giải, Bộ trưởng hoan nghênh, ghi nhận và gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các phóng viên nói riêng và cơ quan báo chí trên cả nước nói chung. “Các bạn đã cho chúng tôi thêm một góc nhìn mới về những gì đã, đang và sẽ diễn ra đối với Giáo dục” – Bộ trưởng bày tỏ.

Theo Bộ trưởng, mỗi tác phẩm là gạch nối của quá khứ, hiện tại và tương lai, là nhịp đập, hơi thở của đời sống giáo dục… để bồi đắp, gieo thêm niềm tin, lòng trắc ẩn và lan tỏa những điều tốt lành, tình yêu thương, bao dung đến với mỗi người. Từ đây, ngành Giáo dục có thêm cơ sở thực tiễn để đưa ra những chủ trương, quyết sách cho giáo dục của nước nhà.

"Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” cũng là dịp để tri ân và tôn vinh những tác phẩm viết về giáo dục, vinh danh những tác giả luôn âm thầm, dõi theo từng bước đi của Giáo dục theo cách riêng của các nhà báo” – Bộ trưởng ghi nhận.

Với ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, Bộ trưởng tuyên bố phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2024. Ban tổ chức sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo, để Giải ngày càng uy tín, chuyên nghiệp và có sức sống bền lâu.

Nhân dịp này, Bộ trưởng chúc các nhà báo luôn giữ ngọn lửa yêu nghề, “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” để có thêm nhiều tác phẩm xuất sắc.

Minh Phong

report

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu


Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ