Tham dự Chương trình có Tiến sĩ Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ; Cùng đại diện các đơn vị tài trợ Chương trình.
Do dịch bệnh Covid-19, hàng triệu học sinh, sinh viên không thể đến trường, việc chuyển sang dạy và học trực tuyến là cần thiết và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế nhiều gia đình học sinh còn khó khăn, thiếu phương tiện học tập trực tuyến thiết yếu như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,…
Ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên toàn quốc. Trước đó, ngày 10/9/2021, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động Chương trình quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành giáo dục và đào tạo ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến, trước mắt ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Công văn số 3961/BGDĐT-CĐN, ngày 10/9/2021, phát động Chương trình “Máy tính cho em” nêu: “Tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” tại tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc; kêu gọi, tuyên truyền, vận động toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, đội ngũ nhà giáo, nhân viên, người lao động tham gia ủng hộ kinh phí.
Số kinh phí này sẽ sử dụng trên nguyên tắc công khai minh bạch; Ban Vận động quyên góp, ủng hộ, tiếp nhận, điều phối trang thiết bị học trực tuyến cho học sinh của Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo ưu tiên mua thiết bị học trực tuyến hỗ trợ các đối tượng học sinh khó khăn ngay tại địa phương và có sự điều phối chung giữa các địa phương trong cả nước”.
Sau 1 tháng triển khai, Chương trình “Máy tính cho em” trên toàn quốc đã ghi nhận sự đóng góp, ủng hộ to lớn.
Trên cả nước có 52/63 Sở GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục tỉnh/TP đã triển khai, huy động được: 36 tỷ 224 triệu đồng, do cán bộ nhà giáo, người lao động tham gia ủng hộ; 45 tỷ 952 triệu 470 ngàn đồng, huy động được từ các nguồn hỗ trợ khác; 12.550 máy tính và máy tính bảng; 16.234 điện thoại thông minh và 74.559 thiết bị hỗ trợ học tập khác.
Các đại học, các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị trực thuộc Ngành, đóng góp về tài khoản Công đoàn Giáo dục Việt Nam: 7 tỷ 238 triệu 432 ngàn 846 đồng.
Hiện nay, chương trình vẫn đang triển khai ở các tỉnh/TP, các trường đại học.
Buổi lễ tiếp nhận tài trợ (lần thứ nhất) Chương trình “Máy tính cho em” có 23 trường Đại học trên toàn quốc, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hội đồng hương Hải Phòng tại Hà Nội đăng ký tham dự và tài trợ.
Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
Lan tỏa Chương trình "Máy tính cho em"
Báo cáo về Chương trình “Máy tính cho em” thời gian qua, bà Nguyễn Thị Bích Hợp - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết: Năm học 2021 - 2022 bắt đầu với muôn vàn khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nhiều trường phải tổ chức dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, các điều kiện đảm bảo cho học sinh học tập trực tuyến gặp phải những khó khăn, cần có sự vào cuộc của các cấp các ngành.
Ngày 10/9, Bộ GD&ĐT và Công đoàn GD Việt Nam tổ chức ký văn bản cùng phát động đến toàn thể cán bộ, nhà giáo và người lao động (NGNLĐ) trong ngành Giáo dục tham gia ủng hộ Chương trình "Máy tính cho em" – nằm trong Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ngay sau khi văn bản được phát hành, Công đoàn GD Việt Nam tổ chức họp trực tuyến với CĐGD 63 tỉnh/TP và 59 đầu mối các đại học, trường ĐH, trường CĐ sư phạm, đơn vị trực thuộc để tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc vận động, cách thức tổ chức, thông tin đến NGNLĐ trong cơ sở giáo dục, trường học để NGNLĐ tự nguyện tham gia.
Để triển khai cuộc vận động, CĐGD các cấp đã phối hợp với sở GD&ĐT; Công đoàn các đại học, trường đại học, CĐ sư phạm và đơn vị trực thuộc; phối hợp với ban giám đốc, ban giám hiệu và lãnh đạo đơn vị xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo tổ chức phát động và triển khai đến từng cán bộ, NGNLĐ.
Nhận thức được mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động, các trường học và từng cán bộ NGNLĐ đã tích cực quyên góp, chủ động vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tham gia đóng góp máy tính, thiết bị học tập thông minh và tiền mặt cho chương trình.
Sau hơn 1 tháng phát động, chương trình đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Số kinh phí, thiết bị học tập thông minh do sở GD&ĐT và CĐGD tỉnh/TP, các đại học, trường đại học, CĐ sư phạm và đơn vị trực thuộc đóng góp, huy động động tập kết tại sở và kinh phí chuyển về tài khoản của Sở GD&ĐT, CĐGD tỉnh/TP. Số thiết bị huy động được đã chuyển đến cho học sinh không có thiết bị học tập tại các nơi đang dạy học trực tuyến tại địa phương.
Bà Hợp cũng nêu một số vấn đề phát sinh trong quá trình vận động, thực hiện chương trình. Đó là: Dịch bệnh kéo dài, một số tỉnh, thành phố, một số trường đại học đã huy động cán bộ, NGNLĐ ủng hộ nhiều đợt với số tiền lớn cho nhiều đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh. Điều đó dẫn đến một số đơn vị không thể triển khai cuộc vận động hoặc triển khai một cách khó khăn.
Một số tỉnh/TP đã tổ chức Chương trình “Sóng và máy tính cho em” ở cấp UBND tỉnh, không giao cho Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành triển khai. Vì thế số kinh phí do cán bộ, NGNLĐ của tỉnh đóng góp được chuyển chung vào số kinh phí cán bộ công chức của tỉnh đóng góp. Các sở GD&ĐT, CĐGD tỉnh/TP không nắm được số liệu cụ thể.
Tính đến thời điểm hiện tại, Chương trình đã nhận được số tiền tài trợ hơn 108 tỉ 168 triệu đồng; 12 nghìn máy tính; 100 nghìn thiết bị thông minh.
Theo số liệu báo cáo từ CĐGD các tỉnh/ TP, đã có 54/63 Sở GD&ĐT, CĐGD tỉnh/TP triển khai, huy động được: 43 tỉ 224 triệu đồng do cán bộ, NGNLĐ tham gia ủng hộ; 57 tỉ 952 triệu 470 ngàn đồng huy động được từ các nguồn hỗ trợ khác; 12.550 máy tính và máy tính bảng; 16.234 điện thoại thông minh và 74.559 thiết bị hỗ trợ học tập khác.
Một số sở GD&ĐT và CĐGD tỉnh, TP đã triển khai cuộc vận động một cách hiệu quả như: Đồng Tháp (4.264.700.000 đồng); Bà Rịa Vũng Tàu (3.691.150.000 đồng); Bến Tre (2.537.768.801 đồng); Tây Ninh (1.650.000.000 đồng); Ninh Thuận (1.251.334.237 đồng); Đăk Lắk (1.251.334.237 đồng) An Giang (1.155.409.148)
Các đại học đại học, trường đại học, CĐ sư phạm và các đơn vị trực thuộc đóng góp về tài khoản CĐGD Việt Nam: 7 tỉ 238 triệu 432 ngàn 846 đồng.
Một số đơn vị đã triển khai hiệu quả cuộc vận động như: ĐH Thái Nguyên (1 tỉ 080 triệu đồng); ĐH Quốc gia Hà Nội (1 tỉ đồng); NXB Giáo dục Việt Nam (500 triệu đồng); Viện KHGD Việt Nam (342.685.766 đồng); ĐH Đà Nẵng (350 triệu đồng); Trường Đại học Ngoại thương (300 triệu đồng), Trường ĐH Tài chính –Maket ting (200 triệu đồng)…
Hiện chương trình tiếp tục triển khai ở các tỉnh/TP, trường đại học.
Lan Anh
Thứ trưởng Ngô Thị Minh và Cục trưởng Phạm Hùng Anh tiếp nhận tài trợ:
Sau thời gian vận động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em”, Ban tổ chức đã nhận được sự chung tay, góp sức của nhiều đơn vị trong và ngoài ngành Giáo dục, đã có có 52/63 Sở GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục các tỉnh/thành phố triển khai, huy động với tổng kinh phí hỗ trợ tổng cộng lên đến hơn 91 tỷ đồng cùng hơn 100 nghìn thiết bị hỗ trợ học tập.
Cụ thể: 36 tỷ 224 triệu đồng, do cán bộ nhà giáo, người lao động tham gia ủng hộ; 45 tỷ 952 triệu 470 ngàn đồng, huy động được từ các nguồn hỗ trợ khác; 12.550 máy tính và máy tính bảng; 16.234 điện thoại thông minh và 74.559 thiết bị hỗ trợ học tập khác.
Các đại học, các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị trực thuộc Ngành, đóng góp về tài khoản Công đoàn Giáo dục Việt Nam: 7 tỷ 238 triệu 432 ngàn 846 đồng.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất Bộ GD&ĐT Phạm Hùng Anh tiếp nhận tài trợ từ đại diện các đơn vị.
Kim Thoa. Ảnh: Đình Tuệ
Chương trình nhận được sự ủng hộ lớn
Chương trình đã thu hút sự quan tâm, ủng hộ rất lớn từ các đơn vị, Sở GD&ĐT và các Đại học, trường Đại học trên cả nước:
Một số sở GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục tỉnh/thành phố đã triển khai cuộc vận động một cách hiệu quả như:
Đồng Tháp (hơn 4 tỉ đồng); Bà Rịa Vũng tàu (gần 4 tỉ đồng); Bến Tre (2,5 tỉ đồng); Tây Ninh (1,6 tỉ đồng); Ninh Thuận (1,25 tỉ đồng); Đăk Lăk (1,25 tỉ đồng) An Giang (1,15 tỉ đồng)
Các đại học đại học, các trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị trực thuộc đóng góp về tài khoản Công đoàn Giáo dục Việt Nam: 7,2 tỉ đồng. Một số đơn vị đã triển khai hiệu quả cuộc vận động như: ĐH Thái Nguyên (1 tỷ 80 triệu đồng); ĐH Quốc gia Hà Nội (1 tỷ đồng); NXB Giáo dục VN (500 triệu đồng); Viện KHGD VN (342 triệu đồng); ĐH Đà Nẵng (350 triệu đồng); Trường ĐH Tài chính –Maket ting (200 triệu đồng)…
Hiện nay, chương trình vẫn tiếp tục triển khai ở các tỉnh/thành phố, các trường đại học, các đơn vị trên toàn quốc.
Kim Thoa. Ảnh: Đình Tuệ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp trồng người
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam), cho biết: Từ năm học 2020-2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học của nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt với các địa phương phải giãn cách xã hội. Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, NXB Giáo dục Việt Nam đã phải tìm nhiều giải pháp tháo gỡ, nỗ lực cố gắng huy động sức mạnh nội lực trong toàn hệ thống, tổ chức tốt công tác in, phát hành để đảm bảo cung ứng, đồng bộ, kịp thời sách giáo khoa phục vụ học sinh và giáo viên trên cả nước.
Theo ông Thái, Nhà xuất bản cũng luôn cố gắng làm tốt trách nhiệm của doanh nghiệp. Rất nhiều chương trình xã hội đã được nhà xuất bản triển khai như Xây nhà tình nghĩa cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, Tặng sách giáo khoa cho con em thương binh liệt sĩ, Tặng sách giáo khoa cho học sinh nghèo…
Bên cạnh đó, nhà xuất bản đã hỗ trợ một số địa phương sử dụng sách giáo khoa để phục vụ hoạt động giáo dục đặc thù của tỉnh. Trong những tháng đại dịch vừa qua, nhà xuất bản đã hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các em học sinh, sinh viên Lào, quốc tế tại Việt Nam…
"Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 phức tạp, ngành giáo dục phải triển khai học trực tuyến, chúng tôi rất chia sẻ với nỗi vất vả, điều kiện học tập của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thiết bị, thiếu sóng Internet. NXB Giáo dục Việt Nam rất hoan nghênh, đánh giá cao và nhiệt tình ủng hộ chương trình “Sóng và Máy tính cho em”... Đây là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn giảm bớt phần nào vất vả, tiếp sức cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận học tập bình đẳng, theo đuổi ước mơ học đường, tiếp cận kho tri thức của nhân loại.", ông Thái bày tỏ.
Đại diện nhà xuất bản bày tỏ mong muốn các em học sinh sẽ vượt qua khó khăn này, đặc biệt là trong giai đoạn học trực tuyến. Đồng thời, các em có thể sử dụng hữu ích những công cụ hỗ trợ học tập, vận dụng kiến thức từ sách vở, thầy cô giáo vào học tập, đời sống và phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tích trong học tập.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã quyên góp, ủng hộ cho chương trình 500 triệu đồng.
Tú Anh
Thứ trưởng Ngô Thị Minh: Mong muốn chương trình tiếp tục lan tỏa
Ghi nhận sự đóng góp, chung tay, chia sẻ của các đơn vị đối với chương trình “Máy tính cho em", Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết: Ngày 12/9, Chính phủ đã phát động chương trình Sóng và máy tính cho em. Bộ GD&ĐT đã ủng hộ 200 nghìn máy tính, trao tại lễ phát động. Hôm nay 200 nghìn máy tính bảng tiếp tục được Bộ GD&ĐT quyên góp, ủng hộ dành cho 3 nhóm đối tượng học sinh con hộ nghèo, cận nghèo, học sinh mồ côi cha mẹ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, trọng trách của ngành Giáo dục vận động các thầy cô, cán bộ quản lý, các nhà tài trợ ủng hộ, đóng góp 200 nghìn máy tính là không dễ dàng do ngành giáo dục và các thầy cô cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Nhưng vượt qua khó khăn, các thầy cô chung sức cùng địa phương, tích cực tham gia chương trình, quyên góp máy tính để giúp các em học sinh có thiết bị học tập.
Sau hơn 1 tháng phát động, chương trình đã đạt được kết quả nhất định. Số lượng quyên góp được đã lên đến hơn 108 tỷ đồng, trên 12 nghìn máy tính bảng. Số thiết bị đạt chuẩn sẽ được chuyển trực tiếp đến 3 đối tượng là con hộ nghèo, cận nghèo, học sinh mồ côi do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Số còn lại chuyển cho các em học sinh khó khăn khác.
Thứ trưởng bày tỏ, chung tay với Chương trình không chỉ có các thầy cô giáo ngành Giáo dục mà của cả các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và mong muốn nghĩa cử cao đẹp này sẽ tiếp tục lan tỏa trong cộng đồng.
Lan Anh
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong Thư gửi ngành giáo dục và đào tạo nhân dịp năm học mới 2021-2022: “Không để một trẻ em nào, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị mất cơ hội học tập vì đại dịch”; Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu GD-ĐT ứng phó với đại dịch COVID-19 và văn bản số 6218/VPCP-KGVX ngày 7/9/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em” ngày 10/9/2021 tại văn bản số 3961/BGDĐT-CĐN;
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn giáo dục Việt Nam đã phát động quyên góp ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến tuyến, ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh dịch.
Thời gian qua, hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn giáo dục Việt Nam, các đơn vị cả trong và ngoài ngành Giáo dục đã tích cực tham gia ủng hộ “Máy tính cho em”. Và hôm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức buổi Lễ tiếp nhận tài trợ chương trình “Máy tính cho em”.
Các vị đại biểu tham dự Chương trình:
Tiến sĩ Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ; Cùng đại diện các đơn vị tài trợ Chương trình.
Kim Thoa