Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam độc lạ tại ngôi trường vùng ven

GD&TĐ -Ngày 17/11, Trường Trung cấp Tây Sài Gòn đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời tổ chức lễ mừng thọ cho 20 sinh viên của trường mình.

Tại lễ kỉ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường trung cấp Tây Sài Gòn đã tổ chức lễ mừng thọ cho 20 học viên của trường
Tại lễ kỉ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường trung cấp Tây Sài Gòn đã tổ chức lễ mừng thọ cho 20 học viên của trường

Ông Trần Văn Thanh- Phó hiệu trưởng Trung cấp Tây Sài Gòn (huyện Củ Chi, TPHCM) cho biết: Năm nay, ngoài hoạt động hội trại truyền thống 20/11, còn có lễ mừng thọ cho 20 học viên trên 70 tuổi đang theo học tại trường.

"Đây là lần đầu trường tổ chức buổi lễ mừng thọ này nhằm bày tỏ sự kính trọng với những người tuy tuổi cao nhưng rất ham học, có tinh thần học tập suốt đời" - ông Thanh cho biết.

Một học viên lớn tuổi nhận quà kỉ niệm của Ban giám hiệu nhà trường tại lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
 Một học viên lớn tuổi nhận quà kỉ niệm của Ban giám hiệu nhà trường tại lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Được biết, với đặc thù của nhiều ngành đạo tạo của trường như: Y sĩ y học cổ truyền, Dược Cổ truyền nên đối tượng học viên của Trường trung cấp Tây Sài Gòn cũng có những nét đặc thù khá thú vị. Trong tổng số gần 1.500 học viên đang theo học ngành Y sĩ y học cổ truyền, Dược Cổ truyền thì có đến 300 học viên từ 60 tuổi trở lên. Trong đó lớn tuổi nhất là cụ Trương Cự, 81 tuổi đến từ huyện Đức Linh, Bình Thuận.

Có những học viên lớn tuổi, với tinh thần ham học hỏi hàng tuần chạy xe máy từ 100 đến hơn 200 km để đến trường học từ các vùng xa xôi tận tỉnh Đắc Nông, từ TP Châu Đốc – tỉnh Long Xuyên, biên giới huyện Tân Hưng – tỉnh Long An, huyện Bù Đốp – tỉnh Bình Phước…

Bên cạnh đó, còn những trường hợp đặc biệt khác như gia đình ông Phạm Văn Tiếp từ tỉnh Tây Ninh có 4 cha con học chung lớp. Có 2 đại gia đình bao gồm cả cha mẹ, vợ chồng, con rể, con dâu, cùng các cháu đăng ký theo học Y học cổ truyền, đó là gia đình ông Đào Văn Tuấn đến từ TPHCM, gia đình bà Trần Thị Dol đến từ huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh.

Điều đặc biệt hơn nữa hiện trường có 5 tiến sĩ, 22 thạc sĩ, 12 bác sĩ cũng đang theo học ngành này.

Hội trại truyền thống 20/11 đầy sắc màu của Trường trung cấp Tây Sài Gòn
Hội trại truyền thống 20/11 đầy sắc màu của Trường trung cấp Tây Sài Gòn 

“Đối tượng học viên không chỉ dừng lại ở trong nước, mà còn có các học viên là những Việt kiều đến từ Mỹ, Canada, Campuchia. Những con số trên là minh chứng tuyệt vời nhất cho đức tính qúy báu của người Việt chúng ta đó là tin thần hiếu học, học tập suốt đời.

Đồng thời đó cũng là sự đam mê nghề nghiệp, trách nhiệm của từng học viên đối với nghề truyền thống của gia đình, nghề Y dược học cổ truyền” - Ông Trần Văn Thanh chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.