Lấy thành công viên sỏi nặng 700g ở bàng quang người đàn ông ở Đắk Lắk

GD&TĐ - Hơn 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ tại 1 bệnh viện ở Đắk Lắk lấy thành công 1 viên sỏi nặng 700g trong bàng quang bệnh nhân nam.

Viên sỏi trong bàng quang bệnh nhân. (Ảnh: BV)
Viên sỏi trong bàng quang bệnh nhân. (Ảnh: BV)

Ngày 1/10, thông tin từ Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, đơn vị vừa phẫu thuật và lấy thành công một viên sỏi cho một bệnh nhân nam bị u bàng quang.

Trước đó, bệnh nhân Y.K.E. (45 tuổi) trú huyện Krông Ana nhập viện trong tình trạng đau quặn vùng bụng dưới, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tái nhợt, tiểu ra máu.

Qua sàng lọc, các bác sĩ phát hiện một khối u trong lòng bàng quang kèm khối sỏi rất to, cần phải mổ lấy sỏi và cắt khối u.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng khoa Thận tiết niệu cho biết, bệnh nhân tiểu ra máu, bị suy thận nên phải truyền nhiều đơn vị máu mới có thể phẫu thuật.

Viên sỏi lớn nằm trong bàng quang dính với khối u chèn vào miệng niệu quản gây 2 thận ứ nước.

Quá trình mổ khá khó khăn do sỏi bám vào khối u buộc cắt khối u bàng quang và giải phóng chỗ tắc 2 miệng niệu quản để thông nước tiểu.

“Sau gần 2 giờ đồng hồ mổ, chúng tôi đã lấy được viên sỏi bàng quang nặng 700g. Tôi đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề nhưng đây là lần đầu tiên thấy một viên sỏi bàng quang của bệnh nhân có kích thước lớn đến như vậy”, bác sĩ Hoàng chia sẻ.

Các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cũng khuyến cáo, sỏi bàng quang để lâu không điều trị có thể biến chứng thành suy thận, ung thư bàng quang rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Vì vậy, người dân khi thấy có biểu hiện như trường hợp bệnh nhân này cần đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Lần đầu nếm kẹo dừa non

GD&TĐ - Thực ra, kẹo dừa non được nhắc là quà đặc sản ở Phú Yên và thường mang màu vàng hoặc xanh cốm.

Khu vườn nhà êm ả. Ảnh: Ngọc Phạm

Giọt quê, giọt nhớ

GD&TĐ - Mỗi lần ai đó hỏi quê tôi ở đâu, mùa Xuân năm nay có về quê không, tôi thường trả lời quê em xa lắm, em không về...