Lật tẩy thủ đoạn của băng nhóm lừa đảo xuyên quốc gia

GD&TĐ - Thời gian qua, tội phạm sử dụng không gian mạng để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu phức tạp.

Những kẻ cầm đầu đường dây lừa đảo xuyên quốc gia. Ảnh: CANA
Những kẻ cầm đầu đường dây lừa đảo xuyên quốc gia. Ảnh: CANA

Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt phá nhóm người đang làm việc tại Campuchia, thực hiện nhiều phi vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 200 tỷ đồng.

“Chiêu bài” lừa đảo tinh vi

Thời gian qua, tội phạm sử dụng không gian mạng để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu phức tạp. Đặc biệt là một số người Việt Nam cấu kết với các ổ, nhóm tội phạm chuyên nghiệp ở người nước ngoài để lừa đảo chính đồng bào mình.

Trước tình hình đó, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an tỉnh Nghệ An đã xác lập chuyên án để đấu tranh. Căn cứ vào các tài liệu, cơ quan công an xác định, Tăng Quảng Vinh (SN 1989, trú tại phường 11, Quận 5, TPHCM) là một trong những kẻ chủ mưu. Vinh đã cấu kết với những người Đài Loan (Trung Quốc) chỉ đạo một số người Việt Nam tại Campuchia thực hiện hành vi phạm tội.

Cụ thể, những người Việt Nam đang làm việc tại Campuchia được tổ chức thành 3 bộ phận D1, D2, D3. Trong đó, D1 có nhiệm vụ đóng vai cán bộ làm việc tại các cơ quan Nhà nước, từ đó gọi điện thoại cho các nạn nhân theo danh sách có sẵn. Chúng thông báo tới “con mồi” việc bị khóa sim, phong tỏa tài khoản ngân hàng vì nạn nhân đang liên quan tới các tổ chức lừa đảo.

Khi bị hại đã tin tưởng vào kịch bản, D1 sẽ chuyển cuộc gọi của nạn nhân cho D2. D2 tự xưng là lực lượng công an, có trách nhiệm thông báo cho bị hại rằng giấy tờ tùy thân của họ đang bị tội phạm lợi dụng để phạm tội... Sau đó yêu cầu nạn nhân phối hợp để… điều tra.

Nếu người nào không hợp tác sẽ bị chúng đe dọa ra lệnh bắt tạm giam, lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng. Đánh trúng vào tâm lý, D2 tiếp tục yêu cầu bị hại khai báo tài khoản ngân hàng, và các tài sản khác như: Sổ tiết kiệm, tiền mặt, vàng, ngoại tệ, xe cộ... Nếu không cung cấp đồng nghĩa với việc tiếp tay cho tội phạm.

Sau khi bị hại cung cấp các thông tin về tài khoản ngân hàng, mật khẩu… các thông tin này sẽ chuyển cho D3 (là người chủ mưu, cầm đầu đường dây).

D3 yêu cầu nạn nhân ra ngân hàng đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, đọc thông tin đăng nhập và các mã OTP, từ đó chiếm đoạt được tài khoản ngân hàng điện tử.

Tiếp đó, D3 yêu cầu bị hại rút sổ tiết kiệm, vay tiền chuyển vào tài khoản điện tử vừa đăng ký. Nhờ nắm được thông tin, tội phạm dễ dàng rút và chiếm đoạt số tiền này.

Toàn bộ quá trình liên hệ với nạn nhân, những kẻ lừa đảo luôn yêu cầu trò chuyện không gian độc lập, kín đáo. Đồng thời, không được cho ai khác biết sự việc, thường xuyên giữ liên lạc để dễ dàng thao túng tâm lý bị hại.

Điều đáng nói, nhóm tội phạm này hoạt động rất tinh vi, kín kẽ. Tại các cuộc họp nội bộ, chúng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm lừa đảo, cách nói chuyện và truyền đạt thông tin tới bị hại để hoạt động phạm tội hiệu quả hơn.

Tang vật chuyên án bị công an thu giữ. Ảnh: CANA

Tang vật chuyên án bị công an thu giữ. Ảnh: CANA

“Cất lưới” ổ nhóm lừa đảo

Sau nhiều tháng điều tra và thu thập chứng cứ, giữa tháng 2/2024, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Bùi Quang Thanh, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Phòng CSHS chủ trì phối hợp với Cục CSHS (Bộ Công an), Công an các tỉnh Bình Thuận, Long An, TPHCM và các đơn vị liên quan đã phá thành công chuyên án.

Lực lượng làm nhiệm vụ đã đồng loạt khám xét nhà riêng và bắt giữ 32 nghi phạm trong đường dây tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đồng thời thu giữ nhiều tang vật có liên quan.

Riêng ở Nghệ An, liên quan tới đường dây tội phạm này, cơ quan công an đã bắt giữ 26 người. Trong số này có 15 người trú tại huyện Yên Thành, 7 người trú tại huyện Con Cuông, 3 người trú tại huyện Diễn Châu và 1 người trú tại huyện Tân Kỳ.

Tại cơ quan điều tra, nhóm người này khai nhận đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam cư trú ở nhiều địa phương trên cả nước. Số tiền lừa đảo, chiếm đoạt khoảng hơn 200 tỷ đồng.

Công an tỉnh Nghệ An thông báo, những ai là nạn nhân của nhóm đối tượng lừa đảo trên nhanh chóng liên hệ với Phòng CSHS để được phối hợp, giải quyết.

Theo cơ quan công an, thời gian qua, tình trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảy ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là dịp cuối và đầu năm.

Điểm chung các vụ việc là sự tin tưởng của các nạn nhân với kẻ lừa đảo. Một số người dân cả tin, ham kiếm tiền dễ trở thành “mồi ngon” cho tội phạm trên không gian mạng.

Thậm chí, có trường hợp là cán bộ Nhà nước, cán bộ cơ quan thực thi pháp luật… cũng bị lừa qua mạng. Nhiều vụ việc bị hại không khai báo do lo ngại người nhà trách móc hoặc sợ bị mất thể diện.

Qua sự việc trên, cơ quan công an khuyến cáo, người dân cần trau dồi kiến thức về pháp luật, chủ động tìm hiểu các phương thức thủ đoạn của tội phạm thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, người dân cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại.

Ngoài ra, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ ai khi chưa rõ nhân thân và lai lịch.

Đặc biệt, nếu cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...