Lào Cai có 224 trường dạy học gắn với thực tiễn

GD&TĐ - Tại trường THPT số 1 huyện Bảo Thắng, Sở GD&ĐT Lào Cai đã tổ chức Hội thảo để đánh giá công tác biên soạn tài liệu dạy học qua Mô hình trường học gắn với thực tiễn dành cho các trường THCS và THPT.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Mục đích, thông qua biên soạn tài liệu để tiếp cận đổi mới chương trình GDPT, đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá, phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Đại biểu tham quan trưng bày bộ tài liệu
Đại biểu tham quan trưng bày bộ tài liệu  

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT) cho biết: Năm học 2014-2015 tỉnh Lào Cai bắt đầu thực hiển thí điểm trường học gắn với thực tiễn có 50 trường tham gia biên soạn tài liệu dạy học. Trong đó có 45 trường THCS và 5 trường THPT. Đến năm học này, toàn tỉnh có tổng số 224 trường dạy học mô hình này (188 trường THCS, 36 trường THPT). Riêng thành phố Lào Cai có tổng số 19 trường với 6 mô hình.

Công tác biên soạn tài liệu dạy và học được chú trọng, đúc rút từ hoạt đọng thực tiễn, đem lại hiệu quả. Bộ tài liệu dạy nghề trồng nấm của trường THPT số 3 Bảo Thắng được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh công nhận và đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép thực hiện, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt cho triển khai.

Ngoài ra, tài liệu gắn bảo tồn cây đào, cây mận, atiso, tam thất, hoa lan, về sản xuất, kinh doanh, du lịch địa phương, bảo tồn truyền thống đa văn hóa đa văn hóa các dân tộc Lào Cai, vận dụng STEM với Mô hình cũng đem lại hiệu quả cao trong giáo dục, cần nhân rộng.

Đại biểu tham luận tại Hội thảo
Đại biểu tham luận tại Hội thảo 

Tại Hội thảo, gần 120 đại biểu tham dự đã tập trung tham luận, thảo luận các vấn đề như: Thiết kế tổ biên soạn tài liệu; cách biên soạn tài liệu phục vụ dạy học, biên soạn bộ tài liệu để dạy học nghề, tài liệu về hoạt động thực tiễn của học sinh tại địa phương; quy trình, cách thức góp ý, chỉnh sửa, hoàn thiện và ban hành bộ tài liệu dạy học.

Kết thúc Hội thảo, đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới của các nhà trường là phải thực hiện công tác biên soạn tài liệu và đưa vào kế hoạch giáo dục; lựa chọn môn học, tổ hợp môn học phù hợp để biên soạn tài liệu; xây dựng tài liệu giảng dạy cần phù hợp với năng lực của đội ngũ, nhận thức của học sinh, phát huy tính tích cực trong giảng dạy và học tập; trình bày đầy đủ ngắn gọn, rõ ràng để thuận lợi khi thực hiện, kiểm tra, lưu trữ; nhân rộng mô hình điển hình; các đơn vị chủ động liên hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để được giúp đỡ, hỗ trợ tổ chức biên soạn tài liệu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ