Lãnh đạo châu Âu thừa nhận nhiệm vụ bất khả thi

GD&TĐ - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic tin việc chấm dứt mọi nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu sẽ là một "nhiệm vụ bất khả thi".

(Ảnh: Euractiv)
(Ảnh: Euractiv)

Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu lưu ý rằng nếu tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết lập các mối quan hệ đối tác mới, có thể giảm thêm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong những tháng tới.

“Năm ngoái, chúng tôi đã giảm nhập khẩu khí đốt của Nga từ 150 tỷ mét khối xuống dưới 80 tỷ mét khối. Năm nay dự kiến sẽ vào khoảng 40 tỷ mét khối, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng” - Tờ Handelsblatt của Đức dẫn lời ông Sefcovic cho biết.

Đồng thời, quan chức này nói thêm rằng nếu Liên minh châu Âu tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tạo ra các mối quan hệ đối tác mới, khối này sẽ có thể giảm hơn nữa khối lượng LNG nhập khẩu từ Nga.

Ngày 30/8, tờ Financial Times trích dẫn dữ liệu của Global Witness đưa tin các nước thuộc Liên minh châu Âu có kế hoạch nhập khẩu khối lượng LNG cao kỷ lục từ Nga bất chấp ý định của Brussels là từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.

Theo dữ liệu của Global Witness, Bỉ và Tây Ban Nha lần lượt xếp thứ 2 và thứ 3 với tư cách là khách hàng mua LNG của Nga sau Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay.

Nguồn cung cấp LNG từ Nga sang Trung Quốc tăng 62,7% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7, đạt 4,46 triệu tấn.

Theo TASS

Bình luận

Hà Kim Quang

Thâm hụt trong ngân sách của Nga đã tăng mạnh kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra. Doanh thu từ xuất khẩu dầu khí của Nga bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, giảm 41% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính riêng trong tháng 7 vừa qua, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã giảm tới 4,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Nợ công của Nga hiện đang ở mức 22,8 nghìn tỷ rúp (251 tỷ USD), tương đương với 14,9% GPD và có nguy cơ tăng cao trong thời gian tới. (Theo Vietnam Finance 29/08/2023).

Thích Trả lời

BUI NGOC

Các ngài không vì quyền lợi quốc gia của các ngài mà lại đi bảo vệ quyền lợi cho kẻ khác, các ngài nhận chỉ thị rồi a dua cùng nhau hạ bệ khí Nga nhưng cuối cùng thì được gì nào? Nền kinh tế của chính minh tụt dốc, dân tình của mình thì lầm than cơ cực...

Thích Trả lời

Người ngay thẳng

Mới tám tháng đầu năm 23 lượng nhập khí hóa lỏng của Nga đã tăng kỷ lục chỉ sau mỹ. Nhưng đau ở chỗ mua LNG của Nga lại đắt gấp 3 lần mua khí đường ống. Còn mua của Mỹ lại đắt gấp 4 lần... Giờ nỗ càng to chỉ vì cái tôi thì càng chết mà thôi... Một khi không tự chủ lương thực và năng lượng thì có phụ thuộc muôn kiếp. Giờ mất châu phi nữa thì chỉ có sang châu lục khác làm thuê... Đó cũng là quả báo cho việc làm của Eu cả 500 năm nay với thế giới

Thích Trả lời

NGUYỄN VĂN BÌNH

Bên cung là Nga luôn coi bên cầu EU là 'thượng đế', nhưng thượng đế này không đáng tin cậy.

Thích Trả lời

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

STEM rất gần gũi và hữu ích với đời sống.

'STEM không quá cao siêu'

GD&TĐ - STEM không quá cao siêu – đó là điều mà nhiều học sinh nhận ra khi trực tiếp trải nghiệm, khám phá và sáng tạo thông qua các dự án thực tế.