Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chia sẻ về 3 trụ cột trong công tác đối ngoại

GD&TĐ - Bên lề Đại hội XIII của Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Lê Hoài Trung trao đổi với báo chí về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trao đổi với báo chí bên lề Đại hội XIII của Đảng
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung trao đổi với báo chí bên lề Đại hội XIII của Đảng

Theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, dự thảo Văn kiện Đại hội lần này đề cập đến nhiều vấn đề: từ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đánh giá quá trình thực hiện Cương lĩnh… cho đến các vấn đề xây dựng Đảng.

Nhắc lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho hay, chúng ta giành được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng, với nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó có đóng góp của công tác đối ngoại.

Điều quan trọng là, đất nước ta, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, để gìn giữ nền độc lập và tự chủ trong tình hình quốc tế rất phức tạp. Chúng ta đã nâng cao hiệu quả và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác quốc tế, mở rộng thêm quan hệ quốc tế.

Ngoài ra, chúng ta đã tranh thủ tốt quá trình hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế xã hội; đồng thời giữ vững nền độc lập, tự chủ; trong đó có tự chủ về kinh tế. Mặt khác, thúc đẩy ngoại giao, văn hoá đối ngoại; tiếp thu những tinh hoa của văn hoá thế giới mà trong thời đại ngày nay được coi là sức mạnh mềm.

Trên cơ sở đó, chúng ta tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại, đem lại những thành tựu phát triển của đất nước và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam là bạn, đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, lần này chúng ta đặt ra nhiệm vụ đối ngoại và phát huy vai trò tiên phong trong tạo dựng, gìn giữ môi trường hoà bình, tranh thủ điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và đổi mới đất nước, cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam.

Trao đổi về 3 trụ cột, lãnh đạo Bộ Ngoại giao chia sẻ: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân. Đây là 3 lực lượng phát huy tác dụng trong quá trình kháng chiến, góp phần nâng cao vị thế của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, kể cả tinh thần lẫn, vật chất cũng như là trong quá trình đổi mới thời gian qua. Lần đầu tiên trong Văn kiện của Đại hội nêu rõ 3 trụ cột này.

Khẳng định, hình ảnh và vị thế, uy tín của Việt Nam đã được nâng cao trong mắt bạn bè quốc tế, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam được biết đến và được yêu quý vì là đất nước có nền văn hóa đặc sắc, có nhiều cộng đồng dân tộc và có lịch sử lâu dài.

Đặc biệt, quốc tế biết đến Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình nhưng là dân tộc bất khuất, giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc. Cho nên, bạn bè quốc tế rất trân trọng Việt Nam.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết, Bộ Ngoại giao cùng với các bộ ngành, địa phương đã có nhiều đóng góp ý kiến vào dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đặc biệt là nội dung về đối ngoại. Trong từng lĩnh vực của hoạt động đối ngoại sẽ được cập nhật kế hoạch, chiến lược.

Đơn cử trong lĩnh vực ngoại giao, phục vụ kinh tế trong bối cảnh hiện nay đặt ra nhiệm vụ lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Liên quan đến kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì cần có những điều chỉnh trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch ngoại giao phù hợp với bối cảnh thực tiễn.

Một điểm rất quan trọng của dự thảo các Văn kiện lần này là, quan điểm xây dựng nền ngoại giao toàn diện và hiện đại. Toàn diện về phương thức, lĩnh vực hoạt động. Hiện đại không chỉ là máy móc mà chúng ta phải tranh thủ, tận dụng công nghệ số.

Bên cạnh đó, chúng ta đã tranh thủ hội nhập quốc tế cho phát triển kinh tế, xã hội. Điều này được thể hiện từ chủ trương, quan hệ chính trị. Chúng ta đã thu hút được nguồn lực đầu tư rất lớn, thúc đẩy thương mại, du lịch, tranh thủ về khoa học, công nghệ, giáo dục… Đồng thời, vẫn giữ được độc lập, tự chủ, trong đó có tự chủ về kinh tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:

Quang Hải hào hứng trước trận bán kết AFF Cup với Singapore.

Quang Hải nói gì về Xuân Son?

GD&TĐ - Quang Hải đánh giá Xuân Son là mẫu cầu thủ có thể kết nối về lối chơi, có thể khiến đồng đội của mình thoải mái hơn.