Làm sao để ChatGPT không thành công cụ gian lận trong thi cử?

GD&TĐ - Làm thế nào để ChatGPT hỗ trợ người học mang tính chất tham khảo thay vì trở thành một công cụ gian lận trong thi cử?

Ảnh minh họa/internet.
Ảnh minh họa/internet.

Cần thích nghi với sự xâm lấn của ChatGPT

Theo TS Đỗ Viết Tuân - Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông (Học viện Quản lý giáo dục), hoạt động chuyển đổi số đã được các trường đại học chú trọng trong những năm gần đây thông qua nhiều việc cụ thể như: số hóa dữ liệu, các ứng dụng dạy học trực tuyến, hội họp trực tuyến, quản lý hoạt động nhà trường….

ChatGPT xuất hiện, có lẽ ảnh hưởng lớn nhất là công tác giảng dạy, khi mà nhiều môn học có nguy cơ bị đe dọa bởi sự thông minh của ứng dụng này. Vì vậy, hoạt động dạy học trực tuyến, kiểm tra đánh giá trên các nền tảng công nghệ có lẽ cũng cần cải tiến thay đổi để thích nghi với sự xâm lấn của ChatGPT, tránh tình trạng gian lận trong học tập và thi cử.

Bên cạnh đó các hoạt động chuyển đổi số nên tận dụng sự thông minh của ChatGPT để có thể xây dựng các mô hình chuyển đổi số phù hợp với từng nhà trường ở mỗi giai đoạn. Việc này có thể tiết kiệm được thời gian rất nhiều trong việc lên mô hình, kế hoạch cho việc chuyển đổi số.

Cũng theo TS Đỗ Viết Tuân, bản chất ChatGPT là một mô hình huấn luyện ngôn ngữ tuyệt vời bởi sự thông minh mà AI mang lại. Có thể nói, sự ra đời của Open AI đang mang lại một cuộc cách mạng lớn với nhiều lĩnh vực như: báo chí, truyền thông, marketing…giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Có rất nhiều nội dung giáo dục mà ChatGPT đã giải quyết được một cách nhanh chóng như: giải một bài toán, viết một đoạn văn theo chủ đề, soạn giáo án, viết một đoạn code.

Thậm chí, làm cả một luận văn, luận án được thực hiện khá dễ dàng khi sử dụng ChatGPT. Điều này cho thấy, việc lĩnh hội kiến thức trong giáo dục đã được hỗ trợ rất nhanh, đơn giản chỉ qua một câu hỏi với ChatGPT.

TS Đỗ Viết Tuân

TS Đỗ Viết Tuân

Thay đổi các hoạt động kiểm tra, đánh giá

Trước thực tế đó, công tác đào tạo ở các trường đại học cần có những thích ứng để ChatGPT thực sự là công cụ giúp việc hiệu quả, tiết kiệm hơn.

Theo TS Đỗ Viết Tuân, trước hết cần thay đổi từ chính thầy, cô giáo. Vì thực tế lúc này, việc tìm kiếm tri thức đã quá dễ dàng với các bạn sinh viên. Vậy thầy, cô cần thích ứng với công cụ hỗ trợ này để định hướng, phản biện, tổ chức các hoạt động dạy học chủ động dành cho sinh viên.

Tiếp theo, các chương trình đào tạo cũng được thiết kế để làm sao các môn học hiện nay tăng dần tính thực hành, giảm thiểu lý thuyết, giảm cách học sao chép để ChatGPT chỉ hỗ trợ người học mang tính chất tham khảo thay vì thành một công cụ gian lận trong học tập.

Việc tiếp theo là, thay đổi các hoạt động kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học. Thay vì giải quyết vấn đề ở dạng lý thuyết, thi, bài tập lớn thì nên chăng hoạt động kiểm tra đánh giá thực hiện ở việc thuyết trình, tương tác trực tiếp…

Theo TS Đỗ Viết Tuân, Chat GPT có thể giúp sinh viên tổng hợp kiến thức nhưng việc thuyết trình sẽ giúp sinh viên nắm vững sâu những kiến thức lĩnh hội và thể hiện ở hoạt động thuyết trình trước giảng viên, đặc biệt với các lĩnh vực về xã hội, ngôn ngữ, báo chí và truyền thông marketing….

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.