Làm ngay điều này để tránh biến chứng của huyết áp cao

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhiều người bỏ qua tình trạng tăng huyết áp của mình trong khi trên thực tế, nó rất nguy hiểm.

Một số người có thể không nhận thấy tình trạng huyết áp cao của mình cho đến khi gặp biến chứng nghiêm trọng. (Ảnh: ITN)
Một số người có thể không nhận thấy tình trạng huyết áp cao của mình cho đến khi gặp biến chứng nghiêm trọng. (Ảnh: ITN)

Dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn vẫn có thể bị tăng huyết áp. Đáng nói, càng lớn tuổi, bạn càng có nguy cơ bị huyết áp cao.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là một số người có thể không nhận thấy tình trạng huyết áp cao của mình cho đến khi gặp biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, đừng chủ quan và hãy bắt đầu kiểm soát huyết áp của mình trước khi quá muộn.

Những điều cần biết về tăng huyết áp

Theo bangkokhospital.com, tăng huyết áp hoặc huyết áp cao là tình trạng huyết áp của bạn tăng cao hơn mức bình thường, lớn hơn hoặc bằng 140/90 một cách nhất quán trong một thời gian dài.

Có thể không có triệu chứng gì nhưng hiện tượng này sẽ làm tổn thương động mạch và tim, gây ra các biến chứng nặng dẫn đến tử vong hoặc tàn tật, đột quỵ, bệnh cơ tim phì đại, phình động mạch chủ, suy thận...

Theo giới chuyên gia, điều quan trọng là bạn phải sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh nhằm kiểm soát và giảm bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào. Huyết áp nên được đo liên tục 2-3 lần đều đặn để đảm bảo kết quả đo được chính xác.

Các yếu tố gây tăng huyết áp

Huyết áp nên được đo liên tục 2-3 lần đều đặn để đảm bảo kết quả đo được chính xác. (Ảnh: ITN)
Huyết áp nên được đo liên tục 2-3 lần đều đặn để đảm bảo kết quả đo được chính xác. (Ảnh: ITN)

Ở Thái Lan, cứ 2 người thì có 1 người bị tăng huyết áp, nguyên nhân thường do thoái hóa mạch máu.

Khi huyết áp tăng cao, mạch máu sẽ cứng hơn. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như di truyền, tiểu đường, béo phì, cholesterol cao, hút thuốc lá, uống rượu, ăn đồ cay, thường xuyên căng thẳng, bồn chồn thì nguy cơ tăng huyết áp còn cao hơn.

Huyết áp cao thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau đầu, đau ở phía sau đầu, chóng mặt,...

Ở giai đoạn đầu với các triệu chứng tối thiểu, bác sĩ sẽ đề nghị điều chỉnh lối sống như: quản lý cân nặng ở mức khỏe mạnh, thực hiện các bữa ăn lành mạnh, tập trung vào việc ăn trái cây và rau quả, ăn ít đồ ăn mặn và nhiều dầu mỡ, luyện tập thể dục đều đặn, tránh hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.

Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị một số loại thuốc để ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.

Chế độ tập luyện kiểm soát huyết áp

Tập thể dục cho người bị tăng huyết áp sẽ tập trung vào chuyển động cơ thể trong 150-200 phút mỗi tuần hơn là rèn luyện sức mạnh.

Người bệnh nên tránh tập tạ nặng vì nó có thể dẫn đến huyết áp cao hơn. Vì vậy, họ nên cẩn thận hoặc nhận lời khuyên từ chuyên gia. Ngoài ra, người bệnh không nên tập luyện quá sức vì cơ thể cần được nghỉ ngơi để hồi phục.

Phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh tăng huyết áp có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ từ 35 – 40%, bệnh động mạch vành từ 20 – 25% và suy tim trên 50%. Vì vậy, bạn nên đo huyết áp thường xuyên để đảm bảo mình đang có thể trạng tốt.

Theo dõi chế độ ăn uống

Chế độ ăn giàu kali, magie và chất xơ có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp. (Ảnh: ITN)
Chế độ ăn giàu kali, magie và chất xơ có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp. (Ảnh: ITN)

Theo webmd.com, tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều người không biết mình nạp bao nhiêu calo mỗi ngày. Chúng ta có thể đánh giá thấp lượng thức ăn mình nạp vào và thắc mắc tại sao mình không thể giảm cân.

Để tránh điều này, bạn nên viết ra những loại thực phẩm bạn ăn, điều này có thể cho bạn biết sự thật về lượng thức ăn bạn nạp vào.

Sau đó, bạn có thể bắt đầu cắt giảm lượng calo và khẩu phần ăn nhằm giảm cân và kiểm soát huyết áp. Hãy lưu ý đến việc uống rượu vì thức uống này có thể làm tăng huyết áp của bạn.

Cách kiểm soát lượng muối khi ăn

Chế độ ăn nhiều muối (natri) làm tăng huyết áp ở nhiều người. Trên thực tế, bạn càng ăn ít natri thì bạn càng kiểm soát được huyết áp tốt hơn.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên bổ sung ít hơn 2.500 miligam (mg) natri (khoảng 1 thìa cà phê) mỗi ngày.

Để giảm natri trong chế độ ăn uống của bạn, hãy thử những gợi ý sau:

- Sử dụng nhật ký để theo dõi lượng muối trong thực phẩm bạn ăn.

- Tránh thêm muối trong lúc ăn.

- Đọc nhãn khi mua sắm. Hãy tìm các loại thực phẩm có hàm lượng natri thấp hơn.

- Ăn ít thực phẩm chế biến, đóng hộp và đóng gói như xúc xích và khoai tây chiên. Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn chiếm phần lớn lượng natri trong chế độ ăn của mọi người. Nếu bạn tự chuẩn bị thức ăn cho mình, bạn sẽ kiểm soát được lượng natri nạp vào.

- Khi ăn tại các nhà hàng, hãy chủ động hỏi hoặc yêu cầu về việc cắt giảm lượng muối.

- Sử dụng gia vị không có muối.

- Nếu bạn cần sử dụng muối khi nấu ăn, hãy thêm muối vào cuối quy trình nấu ăn.

Thực phẩm hữu ích dành cho người cao huyết áp

Kali, magie và chất xơ có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp. Trái cây và rau quả có nhiều kali, magie và chất xơ và ít natri. Ngoài ra, các loại hạt, đậu, thịt nạc và thịt gia cầm là nguồn cung cấp magie dồi dào.

Để tăng lượng kali, magie và chất xơ tự nhiên mà bạn nạp vào, hãy chọn những loại thực phẩm và trái cây này: mơ, chuối, củ cải xanh, bông cải xanh, cà rốt, đậu xanh, nho, cải xoăn, xoài, dưa, cam, đào, dứa, khoai tây, nho khô, bí đao, dâu tây, khoai lang, quýt, cà chua, cá ngừ, sữa chua không béo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ