Làm gì khi một số đứa trẻ muốn làm "đại bàng"

Chia sẻ của chuyên gia tâm lý và kinh nghiệm “vượt bão” của phụ huynh khi con trẻ bị bắt nạt ở trường.

Làm gì khi một số đứa trẻ muốn làm "đại bàng"

Sau các bài viết trên Báo Phụ Nữ TP.HCM ngày 1/4 về Sự vô cảm mới đáng sợ xung quanh vụ việc nữ sinh lớp 9 tại Hưng Yên bị nhóm bạn bạo hành dã man ngay tại lớp, chúng tôi nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc nhằm góp thêm ý kiến về vấn đề này. Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia tâm lý và kinh nghiệm “vượt bão” của phụ huynh khi con trẻ bị bắt nạt ở trường.

Lam gi khi mot so dua tre muon lam

Góc nhìn chuyên gia

Câu chuyện học sinh lớp Chín bị 5 bạn trong lớp bắt nạt và bạo hành ở Hưng Yên buộc chúng ta phải suy nghĩ, xem xét tại sao mấy đứa kia hung ác như vậy, tại sao cô bé nọ hiền và nhút nhát dữ vậy, tại sao nhà trường không làm gì, tại sao bạn bè chứng kiến mà không can thiệp… Điều gì khiến người lớn chúng ta thấy khó khăn để thay đổi cách tiếp cận trong giáo dục một con người?

Khi đứa trẻ bị cha mẹ bạo hành hoặc chứng kiến cha mẹ bạo hành người khác, thật đơn giản để nó học lấy sự bạo hành và tin rằng bạo hành người khác là cách nhanh nhất và tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Việc tiếp nhận trực tiếp hay nhìn thấy, nghe thấy các cảnh bạo lực có liên quan đến mình sẽ khiến đứa trẻ thấy tổn thương, bị trấn áp, bị đau đớn… và những cảm xúc tiêu cực đó sẽ đi vào bên trong. Chúng ta gọi đó là tiến trình nội tâm hóa. 

Lam gi khi mot so dua tre muon lam

Sự phớt lờ khiến đứa trẻ trong gia đình cũng tổn thương tương tự như bạo lực, chỉ có điều khác là đứa trẻ bị phớt lờ thì tăng cơ hội để trở nên “bặm trợn” với người khác.

Trong nỗ lực tìm kiếm một định tính cho bản thân, đứa trẻ có thể nhận ra nó nên là một đứa trẻ giữ thế mạnh hay có quyền trên người khác, bởi nếu nó không có quyền lực người khác sẽ coi nó không ra gì.

Sự phớt lờ đồng nghĩa với việc xem sự tồn tại của đứa nhỏ không quan trọng hay chẳng có ý nghĩa gì, chính điều đó gây tổn thương lớn, cộng với việc đến tuổi vị thành niên chúng muốn chứng tỏ cho cha mẹ thấy rằng “tôi mạnh mẽ đây, tôi quan trọng đây”. Thật ra, điều muốn nói có vẻ như là “ông bà hãy xem đây và đừng coi thường tôi nữa”.

Cha mẹ của các em, cả nạn nhân và thủ phạm, đã nuôi dưỡng con cái họ như thế nào hay chỉ có bạo lực và phớt lờ? Nhà trường có đang giáo dục học sinh như những nhà giáo hay chỉ làm các công việc của người chỉ chuyên “soi” vào những hành vi sai và nhẩm tính đến đâu thì mới đủ chứng cứ để can thiệp? Đứa nhỏ bị đánh vì “thiếu kỹ năng, rụt rè…” thì đứa bé có gì đó đáng bị đánh hay sao? Và những đứa khác khi chứng kiến các em ấy biết làm gì khác ngoài “xem và quay phim”? 

Chúng ta không làm gì hết hoặc thậm chí làm sai nhưng chúng ta lại muốn con cái chúng ta phải sống cho thật tử tế, đàng hoàng. Nếu chính bản thân chúng ta không thay đổi thì chẳng thể mong đợi nhiều hơn nơi con cái chúng ta. 

Theo Phunuonline.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ