“Làm dâu” cho... con gái

GD&TĐ - Ngọc và Hùng kết hôn theo đúng "kịch bản" hoàn hảo của bà Khang. Vì cả hai đều đã ổn định công việc nên Hùng phải đi đi về về cả hai nơi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đầu tuần anh về nhà để đi làm, cuối tuần mới lên được với vợ. Con gái đi lấy chồng nhưng không phải làm dâu, không phải xa bố mẹ, vẫn giữ được con gái bên mình, bà Khang vui như trúng số độc đắc.

Yêu chiều con gái là thế, nhưng sau vài năm chung sống với cả con rể và cháu ngoại, bà Khang bắt đầu cảm thấy "xì trét". Biết lương của con gái thấp nên bà Khang không nỡ thu tiền sinh hoạt phí, bà còn sẵn sàng nuôi cả cháu ngoại. Nhưng có những chuyện bà không thể nói ra mà chỉ có thể giữ ấm ức trong lòng.

Ngay cả ông Khang, người lâu nay mát tính, không mấy khi quát mắng ai mà cũng phải tăng xông mỗi khi nghĩ đến con rể và con gái "quý hóa".

Với bà Khang, con rể mãi là khách trong nhà, mỗi khi Hùng về, bà không thể thoải mái mặc váy nằm trên sofa xem tivi mà cứ phải đau đầu nghĩ xem hôm nay đi chợ mua gì, nấu món gì.

Ngày cuối tuần, con gái, con rể và cháu ngoại thi nhau ngủ nướng, và chỉ xuống nhà đúng lúc bà Khang đã cơm nước xong xuôi. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại, khi nhấc đũa lên, bà Khang lại chẳng muốn ăn gì nữa.

Tối muộn, khi đã về phòng ngủ, bà Khang mới dám thở hắt ra: "Cuộc sống không đơn giản tí nào ông ạ, tôi mệt quá, con Ngọc thật quá đáng, từ ngày ra trường chưa đưa được đồng nào cho bố mẹ thì đáng lẽ nó phải có động thái nào đó để làm bố mẹ vui lòng, đằng này đến việc rửa bát nó cũng phân công rạch ròi, trưa mẹ rửa, tối con rửa".

Ông Khang cũng bức xúc đỏ cả mặt: "Đúng là nồi nào úp vung nấy, thằng Hùng cũng lười chảy thây ra, tôi chưa từng thấy trên đời có thằng con rể nào thấy bố vợ bưng chậu cây cảnh mà cứ trố mắt ra nhìn, không biết chạy lại đỡ một tay. Nó đang ở nhờ nhà mình mà cứ làm ra vẻ nó mới là ông chủ. Bực không chịu được".

Bà Khang được thể trút nốt ấm ức: "Đúng là cái thằng... không biết điều, nó không đưa cho mình đồng nào mà cái mặt lúc nào cũng vênh vênh lên, cái Ngọc cũng láo lắm, từ mai tôi phải nói chuyện thẳng thắn với nó mới được".

Nhân lúc con rể không có nhà, bà Khang góp ý con gái: "Mày không đóng góp gì cho bố mẹ thì ít nhất, khi thấy mẹ vất vả nấu nướng, mày cũng phải xuống giúp mẹ chứ". Ngọc phụng phịu: "Nhưng con có thích ăn cơm đâu".

Bà Khang quát: "Không ăn cơm thì mày ăn gì?". Ngọc gân cổ lên cãi: "Con có thể ăn xúc xích, gà rán, cơm cháy,... bây giờ đầy thức ăn sẵn, vừa ngon vừa bổ, cần gì phải vất vả nấu nướng".

Không nói lại được con gái, tối đó bà Khang lại trút ấm ức lên ông Khang: "Ông nạt con Ngọc hộ tôi với, nó láo lắm rồi". Ông Khang thở dài: "Tôi còn đang bực thái độ của thằng Hùng đây này, nó không biết chúng nó đang phải sống nhờ vào mình, nó lại còn vênh váo với mình".

Bà Khang bỗng hạ giọng: "Tôi bảo, thật ra tôi mới phát hiện chuyện này, tháng nào thằng Hùng cũng đưa cho con Ngọc 8 triệu đồng. Chắc nó nghĩ con Ngọc cũng phải trích ra một phần để gửi mình nên nó mới tự tin khi ở nhà mình như thế.

Nhưng, vấn đề là con Ngọc chưa bao giờ đưa đồng nào cho mình, nó gửi tiết kiệm hết. Con Ngọc mà không nói thì cả đời thằng Hùng không bao giờ biết chuyện này, nó sẽ tiếp tục nghĩ nó ghê gớm lắm".

Ông Khang lắc đầu: "Bà dạy con gái bà kiểu gì mà sao nó dã man thế?". Bà Khang quả quyết: "Tôi nghĩ ra kế này hay lắm, tôi sẽ cho con Ngọc biết tay".

Theo đúng "kịch bản" của bà Khang, bà Nguyệt - một người bạn thân đến chơi vào chiều tối thứ 6, canh đúng lúc Hùng bước chân vào phòng khách, bà Nguyệt hỏi: "Thế mỗi tháng cái Ngọc đóng góp cho bà bao nhiêu?".

Bà Khang cố tình trả lời thật to: "Gớm, từ ngày đi làm nó chưa đưa tôi được đồng nào, chưa kể...". Bà Nguyệt chẹp miệng: "Thế bà định làm dâu cho con gái bà đến bao giờ?".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.