Lai Châu mong muốn chính sách đặc thù phù hợp với thực tế giáo dục địa phương

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trước khó khăn về việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, tỉnh Lai châu mong muốn chính sách đặc thù phù hợp với thực tế địa phương.

Điểm cầu tỉnh Lai Châu dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29.
Điểm cầu tỉnh Lai Châu dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29.

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đã đạt được những kết quả tích cực. Các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết được cụ thể hóa phù hợp với tình hình của tỉnh tại Chương trình hành động số 69-CTr/TU của Tỉnh ủy. Qua đó, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT của tỉnh.

Quy mô, mạng lưới trường lớp được sắp xếp, quy hoạch theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập phù hợp với thực tiễn địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tỷ lệ trẻ em, học sinh trong độ tuổi đến trường tăng lên hàng năm. Lai Châu duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được kiện toàn, chuẩn hóa về trình độ, có bước trưởng thành rõ nét về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả, tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Với việc đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản, chất lượng, hiệu quả giáo dục có bước chuyển biến. Học sinh được phát triển toàn diện, phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo, gắn lý thuyết với thực hành, trải nghiệm, hướng nghiệp. Nhiều hoạt động đổi mới giáo dục được tích cực triển khai, chất lượng giáo dục toàn diện phát triển khá nhanh, giáo dục mũi nhọn được chú trọng.

Cùng với đó, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng được mở rộng, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập cho người dân.

Các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục được quan tâm thực hiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên được triển khai kịp thời. Công tác đào tạo được triển khai theo hướng toàn diện, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo nghề. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo ngày càng phù hợp với nhu cầu thực tiễn, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển mới của tỉnh.

Tỉnh Lai Châu mong muốn có những chính sách phù hợp với thực tế địa phương.

Tỉnh Lai Châu mong muốn có những chính sách phù hợp với thực tế địa phương.

Cần chính sách phù hợp với thực tế giáo dục tại địa phương

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Nghị quyết 29, tỉnh Lai Châu vẫn gặp không ít khó khăn. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường chưa đồng bộ, nhất là các trường ở vùng đặc biệt khó khăn. Việc huy động học sinh đến trường ở một số địa phương chưa đảm bảo, tỷ lệ chuyên cần chưa cao. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thiếu, không cân đối giữa các môn học, địa phương…

Trước những khó khăn đó, tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29, tỉnh Lai Châu đề nghị không cắt giảm biên chế của ngành GD&ĐT 2%/năm để đảm bảo tỷ lệ giáo viên đứng lớp. Tiếp tục giao bổ sung biên chế đảm bảo định mức số lượng người làm việc theo quy định. Cùng với đó, không thực hiện tinh giản 10% biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục của tỉnh Lai Châu năm học 2023 - 2024 và những năm tiếp theo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tỉnh Lai Châu mong muốn có chính sách tiền lương mới phù hợp đối với giáo viên nói chung để tạo sự thu hút và động lực cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác trong ngành Giáo dục. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ riêng đối với giáo viên công tác tại các tỉnh miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tạo sự thu hút và động lực cho giáo viên công tác.

Song song với đó, ưu tiên bố trí kinh phí cho tỉnh Lai Châu để thực hiện xây mới phòng học, phòng bộ môn nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục.

Tỉnh Lai Châu cũng đề nghị sớm ban hành đề án về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn tiếp theo. Ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn để địa phương tổ chức thực hiện. Bổ sung thêm cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân tộc nội trú trong Luật Giáo dục nghề nghiệp. Có chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh học nghề đồng thời học văn hóa tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ