Lai Châu mong muốn giao bổ sung biên chế đảm bảo định mức

GD&TĐ - NGƯT Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu mong muốn được giao bổ sung biên chế để đảm bảo định mức đối với các cơ sở giáo dục.

Tỉnh Lai Châu mong muốn được bổ sung biên chế đảm định mức cho các cơ sở giáo dục.
Tỉnh Lai Châu mong muốn được bổ sung biên chế đảm định mức cho các cơ sở giáo dục.

Có chính sách đặc thù với vùng cao...

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ và đối thoại với các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục, đào tạo năm 2023 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tỉnh Lai Châu đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện đảm bảo phục vụ hội nghị.

NGƯT Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: “Để chuẩn bị cho ngày diễn ra hội nghị gặp gỡ, đối thoại với Bộ trưởng, Sở đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố chủ động bố trí máy móc, phòng họp. Cùng với đó, chúng tôi chỉ đạo phòng GD&ĐT thông báo đến Ban giám hiệu trường lấy ý kiến và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên. Qua đó, lập danh sách, thống kê các ý kiến để gửi gắm tâm tư đến Bộ trưởng".

Tại huyện Mường Tè, mọi công tác chuẩn bị cho buổi gặp gỡ, đối thoại trực tuyến với Bộ trưởng cơ bản đã được triển khai đúng kế hoạch đề ra. Ông Tống Thanh Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Tè cho biết: “Chúng tôi bố trí 1 điểm cầu tại phòng GD&ĐT và sắp xếp điểm cầu tại các tất cả các xã, thị trấn. Cùng với đó, chúng tôi đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của các giáo viên để đối thoại với Bộ trưởng. Qua nắm bắt tâm tư của nhà giáo, hiện có 2 ý kiến liên quan đến quan đến bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ”.

NGƯT Đinh Trung Tuấn chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ, đối thoại với các nhà giáo, cán bộ toàn ngành. Là đại diện cho đội ngũ nhà giáo tại địa phương và qua nắm bắt tâm tư của các cơ sở giáo dục, giáo viên, tôi mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan để có những chính sách phù hợp với sự phát triển của giáo dục vùng cao Lai Châu”.

Cần có cơ chế ràng buộc với sinh viên diện "đặt hàng"...

Ông Đinh Trung Tuấn mong muốn Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan, kiến nghị với Chính phủ tiếp tục giao bổ sung biên chế. Mục tiêu là đảm bảo định mức số lượng người làm việc theo quy định đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục tỉnh Lai Châu năm học 2023 – 2024 và những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đồng thời, cần nghiên cứu quy định, hướng dẫn cách thức tuyển dụng phù hợp đối với giáo viên.

Cùng với đó, nghiên cứu tham mưu Chính phủ có chính sách tiền lương mới phù hợp đối với giáo viên nói chung để tạo sự thu hút và động lực cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ riêng đối với giáo viên công tác tại các tỉnh miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tạo sự thu hút và động lực cho giáo viên công tác tại những vùng này.

NGƯT Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu.

NGƯT Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu.

Để đảm bảo cho việc triển khai, thực hiện Nghị định 116/2020/NĐ-CP, NGƯT Đinh Trung Tuấn kiến nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ phân bổ ngân sách trung ương cho các địa phương và cơ sở đào tạo giáo viên để thực hiện hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt theo quy định tại Nghị định 116 trên cơ sở chỉ tiêu đào tạo của Bộ. Như vậy, sẽ giảm bớt khó khăn trong việc cân đối ngân sách địa phương, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như Lai Châu.

Đồng thời, tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định, cơ chế ràng buộc sinh viên sư phạm thuộc diện địa phương “đặt hàng”. Theo đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp phải tham gia dự tuyển dụng giáo viên tại địa phương. Nếu sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp, sinh viên không trúng tuyển tại địa phương thì phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ. Như vậy, sẽ giúp cho các địa phương tăng nguồn tuyển dụng giáo viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...