Lạ lùng xứ sở người chết phải chờ hàng năm trời mới được đem chôn

GD&TĐ - Ở hầu hết các quốc gia, người chết được chôn chỉ vài ngày sau khi qua đời nhưng ở Ghana, chôn cất lại là một vấn đề vô cùng phức tạp, cần mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để chuẩn bị.

Lạ lùng xứ sở người chết phải chờ hàng năm trời mới được đem chôn
Hầu hết những người qua đời ở Ghana đều phải trải qua thời gian đông lạnh từ 3 đến 6 tháng
Hầu hết những người qua đời ở Ghana đều phải trải qua thời gian đông lạnh từ 3 đến 6 tháng

Những đám tang dài lê thê ở Ghana có liên quan chặt chẽ tới khái niệm gia đình tại quốc gia châu Phi này. Trong cuộc đời của một người, con cái, vợ hoặc chồng và cha mẹ họ được coi là gia đình ngay lập tức nhưng một khi chết, cơ thể họ lại thuộc về gia đình theo nghĩa rộng.

Trong nhiều trường hợp, gia đình này bao gồm cả người thân ở xa, những người mà người đã khuất thậm chí còn không nói chuyện trong nhiều thập kỷ. Dù vậy, có được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình mở rộng vẫn là điều bắt buộc.

Chính vì luật lệ hà khắc này mà người dân Ghana thường phải giữ xác chết trong nhà xác nhiều tháng trời, thậm chí là nhiều năm. Nhà báo, chính trị gia Ghana là Elizabeth Ohene từng nhiều lần cố gắng nâng cao nhận thức người dân và xóa bỏ hủ tục rườm rà này nhưng đến nay vẫn chưa thành công.

Trước đây, người Ghana cổ chỉ chôn cất người chết trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi qua đời
Trước đây, người Ghana cổ chỉ chôn cất người chết trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi qua đời

Mới tuần trước, các cơ quan báo chí quốc gia còn đưa tin về một người trưởng tộc đã chết cách đây 6 năm nhưng cơ thể vẫn bị đóng băng vì gia đình mở rộng chưa thể quyết định ai sẽ là người kế nhiệm. Những trường hợp như vậy không hề xa lạ, thậm chí khá phổ biến ở Ghana.

Không chỉ chọn người kế nhiệm, cả thời gian làm quan tài và ý kiến không thống nhất của mọi người trong gia đình cũng có thể khiến việc chôn cất bị kéo dài ra vô thời hạn. Theo đó, những chiếc quan tài của người Ghana vốn nổi tiếng về thiết kế phức tạp. Chờ đợi người thân trở về từ khắp nơi trên thế giới cũng là một việc vô cùng tốn thời gian. Kể cả khi đã trở về rồi, một ý kiến bất đồng trong gia đình mở rộng cũng làm trễ việc mai táng người đã khuất.

Một chiếc quan tài đầy tính nghệ thuật ở Ghana
Một chiếc quan tài đầy tính nghệ thuật ở Ghana

Đôi khi đám tang lại bị trì hoãn bởi những công đoạn chuẩn bị rườm rà. Từ xây nhà mồ khang trang, đẹp đẽ cho tới sắp xếp danh sách người tham gia đúng thứ tự cũng cực kỳ tốn công, nhiều khi phải đem ra thảo luận cả ngày trời.

“Cuối tuần này, tôi dự đám tang của một chủ nhà máy, một chính trị gia nổi tiếng tên Nana Akenten Appiah-Menka. Tài liệu tang lễ của ông là một cuốn sách dài 226 trang, gồm nhiều hình ảnh được chỉnh sửa bóng bẩy, tường thuật lại toàn bộ thời gian sống 84 năm cuộc đời. Tài liệu này cũng tốn kha khá thời gian để biên soạn.”, Elizabeth Ohene chia sẻ.

Bản thân Ohene cũng đã phải xoay sở để được chôn cất người mẹ già 90 tuổi của mình trong vỏn vẹn 3 tuần sau khi qua đời. Không may, thời gian chuẩn bị như vậy bị coi là quá ngắn và những người trong làng vẫn cho rằng đó là một biểu hiện thiếu tôn trọng.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ