Hà Lệ Lệ 28 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Bắc Kinh, cô là đứa con gái duy nhất trong gia đình khá giả, cuộc sống của cô luôn thuận lợi từ khi còn nhỏ cho đến lớn. Tuy nhiên, ngày hôm nay khi phát hiện ra bệnh, có lẽ đây chính là trở ngại đầu tiên mà cô gặp phải.
Phim chụp CT của Hà Lệ Lệ.
Nhìn phim chụp CT của Hà Lệ Lệ, màu trắng trong phim chụp chính là lá lách của cô. Hình ảnh chụp CT của Lệ Lệ cho thấy lá lách có những lỗ rỗng màu đen, được bao phủ hoàn toàn bằng màu trắng, điều đó có nghĩa là lá lách của cô đã thực sự đã bị “hỏng”, bên trong đều là những vết vôi hóa, giống như là một viên gạch rỗ.
Vào giữa tháng 5, Hà Lệ Lệ tìm đến bác sĩ Lý Bỉnh Lộ, giáo sư khoa phẫu thuật cơ bản của Bệnh viện Dung Hợp Bắc Kinh. Sau khi xem phim chụp CT của Hà Lệ Lệ, bác sĩ Lý Bỉnh Lộ cũng là lần đầu tiên nhìn thấy trường hợp này. Nó không phải là khối u cũng không phải là nhiễm trùng, cũng không phải là hoại tử.
Rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra vậy? Chỉ có thể phẫu thuật mới phát hiện ra bệnh chính xác. Trong quá trình phẫu thuật, khi cắt lá lách, bác sĩ thấy lá lách của Lệ Lệ bên trong chứa rất nhiều các hạt màu trắng lấp đầy toàn bộ lá lách, mỗi hạt đều rất cứng.
Lá lách của Hà Lệ Lệ có vô số vôi hóa.
Tất cả các bác sĩ trong phòng phẫu thuật có một chút bối rối, tự hỏi đây là gì? Sỏi hay là vôi hóa? Sau một tuần, kết quả bệnh lý được đưa ra.
Đó là một bệnh nang sán, và kháng thể IgG của nang sán trong máu là dương tính. Điều này cũng có nghĩa là Hà Lệ Lệ không chỉ bị bệnh nang sán, mà còn có kháng thể trong máu. Nang sán là gì? Nó chính là sán dây trong thịt lợn, những hạt màu trắng này là lượng lớn trứng sán phát triển đến một giai đoạn nhất định rồi ngừng lại, sau đó biến đổi thành điểm vôi hóa. Lá lách của Hà Lệ Lệ chứa vô số vôi hóa.
Giáo sư Lý Bỉnh Lộ cho biết, trứng của sán dây lợn xuất hiện phổ biến ở cơ và não người, rất hiếm khi nhìn thấy ở lá lách. Sau khi hồi phục phẫu thuật, Hà Lệ Lệ sẽ chuyển đến Khoa truyền nhiễm để điều trị tẩy giun.
Sán dây lợn?
Sán lợn hay còn gọi là sán dây lợn có tên khoa học là Taenia solium là con sán hình dẹp có một đầu có các miệng xúc tu để bám vào thành ruột và thân là các đốt sán liên tục dính vào nhau thành một dây.
Bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis) là do nhiễm ấu trùng của sán lợn. Bệnh sán lợn (taeniasis) là do nhiễm sán lợn trưởng thành.
Hình ảnh sán dây lợn
Nếu ăn phải sán lợn (trưởng thành, trứng sán, ấu trùng sán) sẽ xảy ra 3 tình huống:
- Tình huống thứ nhất, thường gặp sán lợn là sẽ theo phân và được đào thải ra ngoài.
- Tình huống hai, sán lợn lưu hành tại thống tiêu hóa mà gây bệnh tại chỗ.
- Tình huống ba, nhiễm ấu trùng sẽ vào máu và đi khắp các cơ quan trong cơ thể, và có thể xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào của cơ thể, từ da cho cả ở não.
Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.
Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, tổn thương nghiêm trọng nhất là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng, đe dọa đến tính mạng. Trường hợp chui mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Chủ động phòng bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn
Các thử nghiệm đã được thực hiện ở nhiệt độ sôi từ 70 độ C trở lên giun, sán, ấu trùng sẽ chết. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các nhà chuyên môn đưa ra khuyến cáo phải ăn chín, uống sôi để phòng bệnh về giun, sán.
Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.