Tôn vinh thiên chức sinh sản của phụ nữ
Tọa lạc trên một ngôi đền ở tỉnh Guwahati, Kamakhya là ngôi đền thuộc phái Mật Tông (kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo). Ngoài nữ thần Kamakhya, quần thể ngôi đền còn thờ 10 vị thần khác.
Điều đặc biệt là ở đây không hề có một bức tượng hay hình ảnh nào của nữ thần. Chỉ có một Yoni (sinh thực khí nữ) của thần được khắc trong góc của hang động trong ngôi đền, là vật thờ duy nhất.
Theo truyền thuyết, ngôi đền thờ này ra đời từ một mối tình. Một lần, nàng Sati cãi nhau với chồng là Shiva để được đến dự lễ cúng tế của cha mình. Mặc dù thần Shiva không đồng ý, Sati vẫn cứ đi. Tại buổi lễ, vì chuyện này mà cha của Sati là Daksha đã sỉ nhục chồng nàng.
Nơi chính giữa của ngôi đền là nơi đặt tử cung và bộ phận sinh sản của Sati. |
Sati rất giận dữ và trong lúc cảm thấy mất mặt, nàng đã nhảy vào lửa tự vẫn. Khi Shiva đến và biết người vợ yêu của mình đã tự vẫn, ông phát điên vì giận dữ. Ông đặt thi thể của Sati lên vai và nhảy điệu hủy diệt.
Nhằm giúp Shiva nguôi giận, thần Vishnu đã cắt thi thể của Sati ra làm 108 mảnh. Nơi những mảnh thi thể rơi xuống được gọi là Shakti. Ngôi đền Kamakhya được dựng ở nơi tử cung và bộ phận sinh dục của Sati rơi xuống. Tử cung và bộ phận sinh sản của Sati được đặt ở nơi tôn nghiêm nhất của ngôi đền.
Theo truyền thuyết, Thần tình yêu Kamadeva mất khả năng "yêu" vì bị nguyền rủa. Ông tìm kiếm tử cung và bộ phận sinh sản của Sati để được giải thoát khỏi lời nguyền đó. Đây chính là nơi thần tình yêu tìm được năng lực của mình, vì thế nữ thần “Kamakhya” được khắc và thờ ở đây.
Nhiều người cũng tin rằng ngôi đền Kamakhya chính là nơi thần Shiva và nữ thần Sati làm "chuyện ấy" nên nơi này được đặt tên là Kamakhya (mang ý nghĩa quan hệ tình dục) .
Ngôi đền tôn vinh thiên chức sinh sản của phụ nữ được nhiều người coi trọng. |
Ngôi đền này cũng được đoàn người hành hương hàng năm tham quan rất đông. Nhiều du khách phải xếp hàng ở cửa ngoài thành những hàng dài dặc. Trong một ao ngầm nhỏ nằm sâu bên trong, người hành hương quỳ rụp xuống bờ ao và cầu khấn. Từ đây họ có thể nhìn thấy biểu tượng Yoni được che bằng một miếng vải đỏ.
Đây là một trong những ngôi đền tôn vinh thiên chức sinh sản của phụ nữ được nhiều người coi trọng.
Văn hóa thờ sinh thực
Ở rất nhiều nước luôn coi trọng văn hóa thờ bộ phận sinh dục nữ. Ở Campuchia, tục thờ âm vật cũng được đề cao.
Nơi đây, Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm, Linga kết hợp với Yoni trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo của thần Shiva.
Tương truyền, tục thờ Linga Yoni gắn với tập tục thờ cúng âm vật, coi đó là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo, thờ sinh thực khí để cầu sự sinh sôi nảy nở muôn loài, của cư dân nông nghiệp nói chung và dân tộc Khmer nói riêng.
Ngoài thờ âm vật, tục thờ dương vật cũng được nhiều nơi trên thế giới duy trì. Nhật Bản là một điển hình.
Người Nhật Bản có cả một lễ hội rước dương vật rất linh đình. Hàng năm, vào ngày 15/3, thành phố Komaki, tỉnh Aichi lại sôi động với lễ hội có tên Honen Matsuri. Tại lễ hội nay, linh vật của lễ hội là dương vật được khênh diễu hành qua khắp các ngả đường. Đoàn người diễu hành rước mô hình dương vật khổng lồ khắp các khu phố.
Biểu tượng dương vật khổng lồ bằng gỗ nặng 280 kg và dài 2,5 m. Linh vật được đưa từ trong đền thờ Shinmei Sha tọa lạc trên đồi cao trong năm chẵn hoặc từ đền Kumano Sha trong năm lẻ đến ngôi đền mang tên Tagata Jinja. Lễ hội thu hút hàng nghìn người mỗi năm.