Lá dâu tằm dùng tươi có hoạt tính tương đối tốt, hoặc có thể dùng lá dâu tằm khô mua trong hiệu thuốc đông y cũng được.
Phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một bệnh viêm da thường thấy ở thanh thiếu niên. Vào giai đoạn dậy thì, các hormon giới tính trong cơ thể tiết ra mạnh mẽ, dẫn đến sự bài tiết của tuyến bã nhờn tăng quá mức. Từ đó gây lắng đọng bã nhờn, làm khít lỗ chân lông, dễ dẫn đến mụn trứng cá, ảnh hưởng đến vẻ đẹp khuôn mặt.
Dùng nước sắc lá dâu tằm trị mụn trứng cá: Mỗi ngày lấy 50 gram lá dâu tươi, chưng nước uống 3 lần, thường 15 ngày có thể có hiệu quả. Hoặc bạn lấy số lượng thích hợp lá dâu tươi, sau khi nghiền nát đắp lên vùng mụn trứng cá 30 phút mỗi ngày, cũng có hiệu quả rất tốt.
Khử các đốm tàn nhang trên mặt
Các đốm nâu trên mặt thường làm cho nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng đau khổ, lá dâu cũng có thể làm giảm sự lo âu này. Lấy 500 gram lá dâu, đun sôi cách thủy, để trong tủ lạnh sử dụng dần, có tác dụng tiêu độc. Hoặc lấy 15 gram lá dâu mỗi ngày, ngâm trong nước sôi sử dụng như nước trà để uống. Thường sau 20 ngày sử dụng sẽ có hiệu ứng đáng kể, đốm tàn nhang sẽ thoái hóa hoặc màu nhạt đi.
Trong quá trình điều trị nên ăn nhiều các thực phẩm họ đậu, chẳng hạn như đậu phụ, giá đỗ… có thể có hiệu quả gấp đôi.
Phòng ngừa cảm lạnh
Mùa hè dễ bị bệnh viêm họng, bị nhức đầu, khô miệng, khô mũi, đau họng, ho khan hay ho đờm và nhiều bệnh khác. Chìa khóa để điều trị nằm ở việc kết hợp sử dụng “thanh, nhuận”. Thanh ở đây là có thể phân tán nhiệt, nhuận có thể trị khô. Khi thanh nhuận kết hợp sẽ có tác dụng điều trị cảm cúm mùa hè.
Lá dâu tằm vị đắng ngọt tính hàn, có tác dụng phân tán gió nhiệt, có tác dụng nhuận phổi và trị phổi khô. Đây là loại thuốc có hai công hiệu thanh, nhuận rõ ràng. Có thể sử dụng 30 gram lá dâu khô ngâm nước, mỗi ngày một lần. Bạn cũng có thể dùng với vỏ lê, hạnh nhân nấu cùng nhau thành nước trà uống, có thể ngăn ngừa cảm lạnh, thậm chí còn có tác dụng dưỡng sinh.
Đối với bệnh nhân có vấn đề đau họng, ho, đờm, các bệnh do tổn thương phổi gây ra, cũng như các loại viêm họng mãn tính và viêm phế quản thì có thể dùng lá dâu tằm và mạch môn với tỉ lệ (2:1), ngâm trong nước uống thay trà, có hiệu quả điều trị đáng kể. Ngoài chăm sóc sức khoẻ, lá dâu còn có hương vị ngon, không tác dụng phụ, giàu chất diệp lục. Thậm chí khi nấu chín, vẫn có thể lưu lại mùi hương, duy trì màu xanh lá trong một thời gian dài.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cháo lá sen dâu tằm dưỡng da, giảm mỡ; Cháo khoai lang dâu tằm có thể khử gió thanh nhiệt, tốt cho lá lách, lợi ẩm, hạ huyết áp, tiêu mỡ; Lá dâu tằm với hoa cúc nấu thành nước trà uống để phòng ngừa và điều trị cảm cúm, hiệu quả vô cùng tuyệt vời; Lá dâu tằm nấu với lá đỗ trọng uống, dùng để điều trị chứng đau thắt ngực do thiếu máu trong nhiều năm và chứng suy thận gây ra đau lưng cũng rất tốt.
8 công thức điều trị bệnh tuyệt vời từ lá dâu tằm
1. Tê tay chân
Dùng lá dâu tằm hái lúc sớm, nấu nước rửa.
2. Mắt nhiều nước mắt
Lấy lá dâu tằm tươi, mỗi ngày nấu nước ấm rửa.
3. Mắt đỏ sưng đau
Dùng lá dâu tằm nghiền nát, cuộn vào giấy, đốt khói, dùng mũi ngửi khói, rất có hiệu quả.
4. Tóc khó mọc dài
Dùng lá dâu tằm, lá mạ nấu với nước vo gạo gội đầu. Sau 7 lần, tóc dài rất nhanh.
5. Nôn máu không ngừng
Dùng lá dâu tằm già sấy khô, nghiền nát, nấu trà, uống nguội, 3 lần/ngày. Sau khi ngưng máu có thể sử dụng làm thuốc uống bổ gan phổi.
6. Phổi trúng gió độc
Dùng lá dâu tằm rửa sạch, phơi khô, nghiền nát, pha nước uống 2 lần.
7. Vết viêm không lành
Dùng lá dâu tằm màu vàng kem nghiền nát đắp lên vết viêm.
8. Loét vết thương do bị bỏng
Dùng lá dâu tằm màu vàng kem đốt, nghiền nát, trộn với dầu rồi đắp lên. Một vài ngày là lành.