1. Chọn hạt giống dưa
Hiện nay trên thị thường có rất nhiều giống dưa leo khác nhau. Phổ biến nhất là giống dưa chuột leo giàn, ngoài ra còn có những loại giống dưa chuột khác như dưa leo xanh, dưa leo trắng, dưa leo gai, dưa leo Thái...
Tùy theo mục đích và điều kiện trồng của bạn để xác định xem nên chọn trồng giống dưa leo nào để dễ canh tác, chăm sóc và thu hoạch. Bạn có thể tìm mua hạt giống ở các cửa hàng bán hạt giống rau hoặc siêu thị.
2. Chuẩn bị đất trồng
Trộn đều đất và phân bò theo tỷ lệ 7/3. Trộn thêm 20g phân lân, 20g NPK, 50g vôi, 20g hữu cơ vi sinh vào mỗi thùng xốp. Đổ đất vào thùng xốp lớp dày chừng 20-30cm.
3. Gieo hạt
Hạt giống dưa leo có thể gieo trực tiếp không cần ngâm ủ. Hạt gieo dưới lớp đất với khoảng cách từ 20-30cm, gieo xong phủ hạt bằng lớp đất mỏng. Sau khi gieo hạt xong, tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhằm tạo đủ độ ẩm cho đất, tưới 2 lần/ngày.
4. Chăm sóc
Dưa leo đã được làm giàn.
Cây dưa leo phát triển nhanh và không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Nếu tước quá nhiều khiến đất quá ẩm ướt, ngập úng thì cây sẽ rất dễ chết. Tưới ít nước cũng khiến cây bị thiếu nước không thể sinh trưởng tốt.
Nên trồng dưa leo ở những nơi có nhiều ánh sáng thì trái sẽ nhanh lớn và đạt năng suất cao.
Khi dưa leo cao 20cm chúng ta bắt đầu làm giàn. Giàn dưa leo có thể làm bằng lưới, tre hoặc cây có nhiều nhánh.
Bón phân đạm và NPK 2 lần/tháng.
5. Thu hoạch
Dưa leo sắp bước vào gia đoạn thu hoạch. Ảnh minh họa.
Cây dưa leo sau khi trồng khoảng 60-80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu trái. Thu hoạch dưa leo tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ.