Kỷ nguyên thống trị của Mỹ đã chấm dứt

GD&TĐ - Theo phó Tổng thống Mỹ Mỹ J.D. Vance, thời kỳ thống trị không thể tranh cãi của Hoa Kỳ trên trường thế giới đã là chuyện của quá khứ.

Kỷ nguyên thống trị của Mỹ đã chấm dứt

Các quan chức Washington gần đây đã phải thừa nhận rằng, đã có những thay đổi cơ bản trong học thuyết chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ để phù hợp với thời đại hiện nay. Dựa trên học thuyết này, thời kỳ thống trị không thể tranh cãi của Hoa Kỳ trên trường thế giới đã là chuyện của quá khứ.

Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance đã phát biểu về những vấn đề này khi phát biểu trước lớp tốt nghiệp của Học viện Hải quân Hoa Kỳ tại Annapolis, thành phố thủ phủ của tiểu bang Maryland.

Theo ông, ưu tiên hiện tại của các đời Tổng thống Mỹ không chỉ là duy trì mà còn mở rộng khoảng cách công nghệ tiên tiến giữa Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ với các đối thủ trên toàn thế giới.

Theo ông Vance, sau Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã nắm giữ quyền thống trị gần như toàn diện trên đất liền, trên biển, trong không gian và trên mạng, nhưng thời kỳ thống trị không thể tranh cãi của Mỹ đã kết thúc.

Ông chỉ ra rằng, hiện nay chính quyền Washington đang phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác quyết tâm giành thế thượng phong trước Hoa Kỳ trong mọi lĩnh vực, từ phổ tần (vô tuyến) đến quỹ đạo Trái Đất thấp, chuỗi cung ứng và thậm chí cả cơ sở hạ tầng truyền thông.

Vị Phó tổng thống chỉ ra, sau khi Liên Xô sụp đổ, các kiến trúc sư của chính sách Hoa Kỳ cho rằng, sự vượt trội của Hoa Kỳ trên trường thế giới đã được đảm bảo và đất nước không có gì phải lo lắng trong những thập niên tiếp theo.

Và quả thực là trong một thời gian ngắn sau đó, Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường không có đối thủ ngang hàng trên thế giới, giới chức lãnh đạo Washington cũng không cho rằng có thể có quốc gia nào khác trỗi dậy cạnh tranh với Hoa Kỳ, chứ đừng nói là giành lấy vị thế thống trị của họ.

Phó tổng thống J.D. Vance kết luận, chính sự tự mãn đó đã dẫn đến sự chuyển dịch từ sức mạnh cứng sang sức mạnh mềm và các đối thủ cạnh tranh bắt đầu xuất hiện, điển hình như Nga và Trung Quốc, những quốc gia có sức mạnh kinh tế, quân sự mạnh mẽ, đồng thời có ý chí chính trị đối đầu với Hoa Kỳ.

Ông chỉ ra, những cọ xát trên trường quốc tế trong thời gian qua ví dụ như cuộc xung đột ở Ukraine hay cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã phơi bày những điểm yếu của Hoa Kỳ, khi tiếng nói của Washington đã không nhận được bất cứ sự tôn trọng nào từ Moscow và Bắc Kinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết nối để cùng nhau vượt qua thách thức, phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kết nối để cùng nhau vượt qua thách thức, phát triển

Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 25/5, tại Kuala Lumpur, trong chương trình thăm chính thức Malaysia và dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Lãnh đạo và Đối tác ASEAN. Tại Diễn đàn, Viện Nghiên cứu chiến lược châu Á - Thái Bình Dương (KSI) đã vinh danh Thủ tướng là Nhà Lãnh đạo ASEAN tiêu biểu năm 2025.