Kỹ năng ôn thi tốt nghiệp môn Lịch sử đạt hiệu quả

GD&TĐ - Cô Lê Thị Thanh Lâm - Giáo viên trường THPT Mỹ Đức A (Hà Nội), Giáo viên giỏi cấp thành phố - chia sẻ một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Lịch sử.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2011
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2011

Kỹ năng học bài

Đây là thời điểm nước rút để các em học sinh khối 12 tập trung vào việc ôn luyện nhằm đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Để ôn tập có hiệu quả, các em cần linh hoạt trong cách học sao cho giờ học của mình đạt hiệu quả cao nhất.

Các em có thể học theo bố cục truyền thống. Với cách học này, ban đầu các em cần nắm chắc nguyên nhân , sau đó đến diễn của sự kiện lịch sử và cuối cùng là kết quả, ý nghĩa của sự kiện đó.

Khi ôn tập môn Lịch sử các em phải luôn tự đặt ra câu hỏi và trả lời 3 loại câu hỏi cơ bản đó là:

Như thế nào? (Trình bày, khái quát, tóm tắt sự kiện lịch sử);

Tại sao? (Giải thích sự kiện)

Cuối cùng là Phân tích? (Trình bày, giải thích, chứng minh sự kiện lịch sử).

Song điều quan trọng là các em phải nắm khái quát toàn bộ chương trình lịch sử lớp 12 gồm cả hai phần lịch sử thế giới (giai đoạn 1945 - 2000) và lịch sử Việt Nam (giai đoạn 1919 - 2000 )

Hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử thế giới học sinh nên học theo mảng vấn đề như:

Sự hình thành của trật tự thế giới mới sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 (giai đoạn 1945);

Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 - 1991 và Liên bang Nga từ 1991 - 2000

Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ 1945 - 2000;

Các nước tư bản chủ nghĩa từ 1945 - 2000;

Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Thế giới (1945 - 2000);

Thành tựu khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Vì trong mỗi vấn đề lớn có những nét tương đồng với nhau và các vấn đề lớn có liên quan đến nhau , chi phối nhau.

Còn đối với lịch sử Việt Nam nên chia thành các giai đoạn để học:

Giai đoạn 1919 - 1930

Giai đoạn 1930 - 1945

Giai đoạn 1945 - 1954

Giai đoạn 1954 - 1975

Giai đoạn 1975 - 2000

Mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ khác nhau và giữa các giai đoạn có sự liên quan chặt chẽ với nhau.

Sau đó trong mỗi giai đoạn lại chia nhỏ thành nhiều vấn đề cụ thể

Kỹ năng nhớ lâu nắm chắc kiến thức

* Các em có thể học theo sơ đồ tư duy nhằm giúp cho học sinh nhớ lâu nắm chắc kiến thức:

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em thường học các chuẩn mực và đặc điểm tính cách từ cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Dạy con hiểu giá trị của gia đình

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ thấm nhuần giá trị tốt đẹp của gia đình vào con cái để giúp con phát triển thành những công dân tốt, có trách nhiệm.