Trong một phóng sự của hãng AFP, Sein Tin cho biết đã dành hàng chục năm để bắt và thuần dưỡng rắn. Hiện ông đang làm việc ở sở thú thành phố Yangon.
Sein Tin không nhớ rõ bao nhiều lần bị rắn cắn nhưng ông không thể nào quên 4 vết cắn do loài rắn hổ mang chúa gây ra.
Sein Tin không nhớ rõ số lần bị rắn cắn, nhưng thương tích trên người rõ nhất là 4 vết cắn khủng khiếp không thể nào quên (Ảnh: AFP). |
Cần nhớ, rắn hổ mang chúa được coi là loài rắn độc lớn nhất thế giới. Người bị rắn hổ mang chúa cắn có thể tử vong chỉ sau vài giờ, tùy từng thể trạng.
Vậy bí quyết gì đã giúp Sein Tin vượt qua những cú cắn chí mạng đó?
Mực xăm, nọc độc rắn và dược liệu là thứ hỗn hợp tạo cho Sein Tin sức đề kháng để chống lại nọc độc của hổ mang chúa (Ảnh: AFP). |
Để thể hiện tình yêu đặc biệt với loài bò sát nguy hiểm này, Sein Tin đã xăm khá nhiều hình con rắn lên người.
Mực để xăm cũng được trộn với công thức đặc biệt. Đó là sự tổng hòa giữa mực xăm, nọc độc rắn và dược liệu. Chính thứ hỗn hợp đó tạo cho Sein Tin sức đề kháng để chống lại nọc độc của hổ mang chúa.
Tại Myanmar, hàng năm có khoảng 8000 người bị rắn độc cắn, tỷ lệ tử vong do rắn cắn là 8% (Ảnh: AFP). |
"Hầu hết mọi người chỉ có một tiếng để điều trị vết thương do rắn độc cắn, nếu không sẽ là quá muộn. Tuy nhiên, tôi có thể kéo dài khoảng thời gian đó nhờ những vết xăm trên cơ thể" - anh Sein Tin chia sẻ.
Myanmar được coi là nơi trú ngụ lý tưởng cho những loài rắn, đặc biệt là rắn độc. Theo Bộ Y tế Myanmar, trong năm 2011 đã có hơn 7.800 người bị rắn độc cắn. Khoảng 8% số người bị rắn cắn đã không qua khỏi.