G7 bế tắc khi không thể thống nhất thắt chặt giá dầu

GD&TĐ - Các nước G7 hiện đang cố gắng hết sức để thống nhất về dự thảo thông cáo chung đánh dấu kỷ niệm 3 năm cuộc xung đột ở Ukraine.

G7 bế tắc khi không thể thống nhất thắt chặt giá dầu

Mặc dù vậy, cho đến nay G7 vẫn chưa thành công trong việc thống nhất quan điểm. Các nhà ngoại giao am hiểu về cuộc đàm phán cho biết trong một cuộc phỏng vấn riêng với Bloomberg rằng bản dự thảo ban đầu đã bị lược bỏ đáng kể.

Theo ghi nhận, phiên bản mới của tuyên bố đã loại bỏ nội dung cho biết những thành viên câu lạc bộ G7 sẽ chỉ thị cho bộ trưởng tài chính của mình hạn chế, hoặc điều chỉnh giá trần đối với dầu của Nga nhằm thúc đẩy Moskva đàm phán. Bloomberg cho biết nội dung tương tự cũng đã được đưa vào dự thảo thông cáo ngày 18 tháng 2.

Phiên bản mới nhất của tuyên bố dự kiến được G7 thông qua mà Bloomberg tiếp cận được cho biết rằng "các đảm bảo an ninh vững chắc và sự hội nhập của Ukraine vào EU sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình lâu dài, ngăn ngừa những cuộc xung đột trong tương lai".

Hãng tin Bloomberg lưu ý rằng ngôn ngữ đã được giản lược: phiên bản trước của thông báo kêu gọi một nền hòa bình “không khuyến khích sự chiếm đóng hoặc tạo điều kiện cho các cuộc chiến tranh trong tương lai”.

Bên cạnh đó, họ muốn thông qua “các đảm bảo an ninh dài hạn cho Ukraine, việc triển khai quân đội và nguồn lực trên bộ, cùng với sự giám sát chặt chẽ của quốc tế đối với đường biên giới đã đồng thuận”.

Trước đó truyền thông quốc tế đã biết về việc Hoa Kỳ phản đối gọi Nga là "kẻ xâm lược" trong tuyên bố của G7. Người đối thoại của Bloomberg nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán để thống nhất về văn bản thông cáo sẽ tiếp tục và những thay đổi tiếp theo là có thể diễn ra.

127872219-gettyimages-1239069485.jpg
G7 chưa thể thống nhất gói trừng phạt tiếp theo nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu khí của Nga.

Nhóm G7 đã đưa ra mức giá trần cho dầu của Nga vào tháng 12 năm 2022 là 60 đô la một thùng. Vào tháng 2 năm 2023, các hạn chế đối với các sản phẩm dầu mỏ có hiệu lực: 100 đô la một thùng đối với dầu diesel (vì nó được bán với giá cao hơn so với dầu thô) và 45 đô la một thùng đối với dầu nhiên liệu, được bán với giá chiết khấu.

Những công ty từ các nước G7 bị cấm cung cấp dịch vụ vận tải và bảo hiểm dầu mỏ cũng như các sản phẩm dầu mỏ của Nga nếu chúng được bán với giá cao hơn giới hạn đã thiết lập.

Vào đêm trước ngày kỷ niệm 3 năm nổ ra cuộc xung đột toàn diện Nga - Ukraine, tất cả các nước G7 ngoại trừ Hoa Kỳ đều rơi vào tình thế vô vọng. Không có lập trường thống nhất, trong khi thành viên chính của liên minh là Washington đã tách khỏi nhóm chung, và việc thay đổi giá trần có nghĩa là gây tổn hại đến nền kinh tế của chính họ .

Vì vậy mọi cuộc đàm phán khó khăn về tài liệu này đều vô ích. Tình hình thị trường và địa chính trị sẽ tác động để gây ra những điều chỉnh đáng kể về cách diễn đạt và những điều khoản đi kèm.

Nga tăng cường sản xuất khoảng 300 loại vũ khí, trang thiết bị quân sự mới.
Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ