AIDS
Các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu kỹ lưỡng thứ virus này và vấp phải khó khăn ngày càng tăng do các chủng virus khác nhau trở nên phổ biến. Mỗi khi có một phát hiện, dù là nhỏ nhất, thì các yếu tố lại biến đổi. Điều này gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học về việc ai là người chịu trách nhiệm về phát hiện này, cũng như các khác biệt mà khám phá này sẽ tạo ra khi thế giới đang phải đối mặt với một căn bệnh luôn thay đổi.
Năm 1983, nhà nghiên cứu Luc Montagnier ở Paris tìm thấy một loại virus được cho là nguyên nhân gây bệnh AIDS, được gọi là lymphadenopathy retrovirus (LAV). Tuy nhiên, khi Montagnier gửi thứ virus này để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, ông đã vô tình gửi nhầm một loại virus khác thuộc một chủng mạnh hơn, được gọi là LAI.
Cũng trong khoảng thời gian này, một nhà khoa học khác tên là Robert Gallo cũng phát hiện ra một chủng virus mà ông tin rằng là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Virus này được gọi là IIIB. Mặc dù chủng virus mà Robert Gallo phát hiện ra cũng được nhận diện chính là virus LAI, nhưng chỉ có Montagnier và đồng nghiệp của mình là Francoise Barre-Sinoussi được trao giải Nobel nhờ phát hiện ra virus gây AIDS. Điều này khiến cho Gallo cảm thấy vô cùng thất vọng vì ông hoàn toàn xứng đáng được ghi danh trong giải Nobel này.
Bom nguyên tử
Một trường hợp khác cũng gây nhiều tranh cãi, đó là vấn đề ai là người đã phát kiến ra bom nguyên tử.
Giai đoạn Đại chiến Thế giới II, tình báo Liên Xô đã ra sức nỗ lực để đoạt được những bí mật trong lĩnh vực phát triển bom nguyên tử của Mỹ và Anh. Nghiên cứu này bắt đầu từ Anh năm 1941. Trong nhiều năm, người Nga đã do thám và thu thập thông tin mà không bị phát hiện. Chỉ đến khi họ chế tạo quả bom A 4 năm sau đó, người ta mới ngã ngửa rằng họ đã sở hữu nhiều thông tin quan trọng được lấy cắp.
Liên Xô còn có khả năng mua các thông tin tuyệt mật từ các điệp viên Anh và Mỹ. Người ta đã đưa ra nhiều lý do khiến việc này thành hiện thực, trong đó có những lý giải từ những niềm hy vọng bí mật về chủ nghĩa cộng sản hay lý tưởng hòa bình. Có người còn cho rằng, một số điệp viên đã cố gắng ngăn chặn việc ứng dụng bom nguyên tử bởi họ tin rằng nếu cả hai nước đều sở hữu công nghệ và sức mạnh nguyên tử thì sẽ ít gây tổn hại hơn, bởi việc biết rằng đối thủ hoàn toàn có thể ném bom nguyên tử để trả đũa sẽ khiến các nhà lãnh đạo phải thận trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, các mật mã được gửi qua gửi lại giữa hai bên cuối cùng lại thường trở thành thỏa hiệp, do tác động của một dự án được gọi là Venona. Đây là một chương trình giải mã của Mỹ, đã dẫn tới việc bắt giữ và cái chết của nhiều điệp viên.
(Còn tiếp)