Trong không ít trường hợp, người xứng đáng được ghi danh đã bị thay thế bằng những cái tên khác, hoặc có những tên tuổi hoàn toàn bị lãng quên.
Hình dạng xoắn đôi của DNA
Sự phát hiện ra hình dạng của DNA đã chứng tỏ là một trong những phát hiện nổi tiếng nhất và quan trọng nhất trong lịch sử khoa học, dẫn tới vô số các đột phá khác trong ngành sinh học.
Năm 1962, giải thưởng Nobel đã được trao cho nhóm nhà khoa học đã chinh phục thành quả này, bao gồm James Watson, Francis Crick và một nhà khoa học ít danh tiếng hơn là Maurice Wilkins.
Tuy nhiên, “người chơi chính” là Rosalind Franklin lại không được xướng danh trong lễ trao giải. Đây chỉ là một trong khá nhiều trường hợp mà phụ nữ bị phân biệt trong khoa học.
Giải Nobel này được tuyên bố 4 năm sau khi Rosalin qua đời do ung thư buồng trứng. Nếu còn sống, chắc hẳn bà đã có thể đấu tranh cho quyền lợi của mình.
Mặc dù Rosalind Franklin làm việc tại cùng một phòng thí nghiệm với Maurice Wilkins, nhưng họ thuộc về những dự án khác nhau, cả hai dự án này đều nghiên cứu về DNA. Phòng thí nghiệm này là nơi đầu tiên đã sử dụng tia X quang để quan sát DNA.
Thời điểm đó, phụ nữ không có quyền tiếp cận đầy đủ các phòng thí nghiệm. Rosalind và Maurice từng được cho là có mối tư thù, và mặc dù họ cùng đẳng cấp, nhưng Wilkins luôn đối xử với Franklin như thể bà chỉ là một trợ lý.
Trong khi bị tụt hậu về thời gian do bị hạn chế sử dụng phòng thí nghiệm, thì phương pháp sử dụng X quang đã được phát tán rộng rãi. Chính vì vậy, Franklin đã bị Watson, Crick và Wilkins gạt ra khỏi danh sách các nhà khoa học tham gia nghiên cứu này.
Thuyết tiến hóa
Charles Darwin được coi là nhà tự nhiên học tài năng nhất thế giới và là cha đẻ của thuyết tiến hóa. Khi đặt chân lên con tàu HMS Beagle để thực hiện chuyến đi lịch sử, mang lại cho ông ý tưởng về sự tiến hóa, Darwin đã vẽ hàng ngàn hình ảnh của những loài động vật và gửi về Oxford để nghiên cứu thêm. Khi trở về, Darwin đã không theo nghiệp tôn giáo như cha mà “nhảy” vào trường y.
Ông tiếp tục mày mò với ý tưởng sự tiến hóa trong suốt 10 năm sau đó và đã viết cuốn sách “Nguồn gốc của các loài”. Cuốn sách này được xuất bản tháng 11/1859, gần 10 năm sau khi nó được hoàn thành.
Cũng trong giai đoạn này, ông đã chia sẻ những suy nghĩ và các phác thảo của mình với một thanh niên trẻ tên là Alfred Russeal Wallace.
Wallace trẻ chỉ đáng tuổi con của Darwin, nhưng cũng đam mê tự nhiên một cách mãnh liệt. Sau khi nghe Darwin trò chuyện, Wallace cũng đi tới một kết luận tương tự: Đó là sự tiến hóa. Wallace bắt đầu tự mình viết về ý tưởng này và nỗ lực chuẩn bị công bố sách.
Trong khi đó, việc xuất bản cuốn sách của Darwin buộc phải chậm trễ bởi ông lo ngại rằng cách nhìn mới về sự xuất hiện của con người có thể khiến cộng đồng tôn giáo xung quanh mình nổi giận. Tuy nhiên, cuối cùng Darwin cũng xuất bản cuốn sách và được ghi danh trong lịch sử, còn cái tên Wallace thì hoàn toàn rơi vào quên lãng.
(Còn tiếp)