Kỳ III: Khi bác sĩ là… kẻ sát nhân

GD&TĐ - Năm 1959, bác sĩ Bernard Finch là một nhà phẫu thuật thành công, còn Carole Tregoff (18 tuổi) là nhân viên lễ tân mới ở Trung tâm Y tế Los Angerles, nơi Bernard Finch làm việc. 

Kỳ III: Khi bác sĩ là… kẻ sát nhân

Mối tình tay ba chết chóc

Hai người đã nhanh chóng thiết lập quan hệ tình cảm và dần dần, họ tính đến chuyện kết hôn. Chỉ có một vấn đề duy nhất ngáng trở hai người: Cả hai đều đã lập gia đình.

Tregoff không chút nào ngần ngại trong việc ly hôn, còn tình hình của Finch phức tạp hơn nhiều. Nếu Finch ly hôn với người vợ Barbara, người phụ nữ này sẽ được hưởng nửa gia tài, thậm chí còn nhiều hơn, nếu bà chứng minh được tội ngoại tình của chồng. Giải pháp “gọn nhẹ” nhất là kết liễu cuộc đời người vợ.

Nếu Finch thực sự đã lập kế hoạch giết vợ, thì rõ ràng hắn không phải là một tội phạm chuyên nghiệp. Hắn đã chờ để Barbara về nhà, đưa ra lối sau và bắn chết vợ sau một cuộc giằng co ngắn ngủi.

Sau đó, Finch và Tregoff rời khỏi Los Angeles một cách riêng biệt. Hai người gặp nhau ở Las Vegas. Ngay lập tức, cả hai bị bắt giữ và bị cáo buộc giết người.

Vụ án có rất nhiều bằng chứng pháp y, bằng chứng tình huống. Ngoài ra còn có 2 nhân chứng đứng ra chống lại Finch và Tregoff. Tuy nhiên, Finch đã thuyết phục được một số thành viên đoàn hội thẩm rằng khẩu súng thuộc về Barbara và đã vô tình phát nổ khi anh ta cố gắng tước nó từ tay người vợ.

Hai đoàn hội thẩm đầu đã bị đình chỉ. Đến năm 1961, Finch và Tregoff ra tòa lần thứ 3. Lần này, hai kẻ đồng lõa nhận án chung thân. Tuy nhiên, Finch chỉ phải ngồi tù 10 năm, còn Tregoff 8 năm, sau đó được ân xá.

Vụ đầu độc Richmond

Thoạt nhìn, dường như cái chết của Isabella Smethurst là một vụ án giết người đã được phá thành công, với kẻ sát nhân được xác định là chồng của nạn nhân: Bác sĩ Thomas Smethurst.

Tuy nhiên, do một sai lầm pháp lý, những cáo buộc trong phiên tòa và áp lực công chúng đã khiến cho kẻ được mệnh danh là “kẻ đầu độc Richmond” thoát khỏi lưỡi gươm công lý. Thậm chí, người đàn ông này còn có thể thừa hưởng tài sản – cũng chính là lý do để hắn đầu độc vợ.

Mùa hè năm 1858, vợ chồng Smethurst chuyển tới khu Richmond ở London. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, bà Smethurst trở nên ốm yếu. Bác sĩ của bà ngay lập tức nghi ngờ bệnh nhân bị đầu độc và đã gửi một mẫu dịch nôn của bệnh nhân tới Tiến sĩ Alfred Swaine Taylor để phân tích.

Kết quả cho thấy sự hiện diện của arsen. Bác sĩ Smethurst bị bắt. Tuy nhiên, vì chưa bị kết án, Smethurst thuyết phục thẩm phán cho phép ở lại với người vợ ốm yếu. Isabella Smethurst qua đời ngay ngày hôm sau.

Qua điều tra, người ta phát hiện mối quan hệ bất thường giữa Thomas và Isabella. Người vợ xấu số thậm chí còn đã viết di chúc để lại mọi tài sản cho chồng và ký tên ở dưới là “Isabella Bankes, nữ tử tù”. Tiến sĩ Taylor cũng tuyên bố đã tìm thấy arsen trong một trong những cái chai của Thomas, mặc dù nó đã được hòa với hóa chất khác để xóa dấu vết.

Mặc dù thế, Tiến sĩ Taylor, vốn được mệnh danh là “cha đẻ ngành pháp y” của Anh, cũng không phải không phạm sai lầm. Lượng arsen tìm thấy thật ra lại từ một lưới bằng đồng được tẩm arsen mà Taylor sử dụng để làm thí nghiệm.

Hơn thế, thẩm phán chủ tọa, ngài Frederick Pollock, bị chỉ trích là gây tác động để bồi thẩm đoàn chống lại bị đơn. Vì vậy, mặc dù ban đầu, Smethurst bị buộc tội, nhưng áp lực dư luận đã khiến Bộ Nội vụ Anh khoan hồng và sau đó là tha bổng cho Smethurst.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.