Kỳ 3: Vai trò trong nền giáo dục Việt Nam

Kỳ 3: Vai trò trong nền giáo dục Việt Nam

(GD&TĐ) - Cách làm giáo dục ở nước ta chỉ kể từ cuộc Cải cách giáo dục (CCGD) lần thứ ba trên phạm vi cả nước tới nay đã cho những bài học hữu ích cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện sau 2015. Bài học lớn có thể rút ra từ những khó khăn trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện CCGD và Đổi mới giáo dục.

Cuộc CCGD lần thứ 3 từ năm 1981 - 1982 đến 2001 - 2002 được diễn ra trong tình trạng "Triển khai và điều chỉnh cải cách giáo dục"; cuộc Đổi mới giáo dục thập niên đầu thế kỉ XXI và tiếp tục cho đến sau 2015 diễn ra trong tình trạng "vừa triển khai vừa giảm tải", tất cả đều phát sinh không ít khó khăn làm phân tán các nguồn lực, hạn chế sức sống và khả năng phát triển của giáo dục toàn ngành nói chung và từng cơ sở giáo dục nói riêng.

->> Khuyến khích triển khai nhân rộng Tiếng Việt 1 CGD
->> Phương pháp “thầy thiết kế - trò thi công”
h->> Đi vào cuộc sống 
Chương trình học phát huy tính hiệu quả với mọi đối tượng học sinh
Chương trình học phát huy tính hiệu quả với mọi đối tượng học sinh
 

Theo Hướng đi và Cách làm của Hồ Ngọc Đại (có thể gọi là phương cách) được cụ thể hóa qua việc triển khai nghiên cứu Đề tài cấp Nhà nước, được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước nghiệm thu năm 1990, trong đó có thành tựu được định hình thành Cách làm giáo dục theo Đề cương 9 điểm, có thể hình dung như sau:

Ba bước: Trung ương - Địa phương - Đại trà. Trước hết cần nghiên cứu ở cấp trung ương (cấp bộ), khi đã có thành tựu được định hình và đạt độ tin cậy sẽ đưa về thử nghiệm (thí điểm) ở trường điểm cấp tỉnh/thành. Quá trình thử nghiệm cấp tỉnh/thành  cũng là quá trình hoàn thiện kết quả nghiên cứu ở trung ương nếu đạt độ an toàn sẽ đưa triển khai trên diện rộng theo bước đi hợp lý (trước hết triển khai diện hẹp ở địa phương rồi mở rộng đại trà). 

Ba mặt: Nghiên cứu - Đào tạo - Chỉ đạo. Quá trình làm giáo dục (Xây dượng mô hình giáo dục trong đó có các môn học) được tiến hành từ nghiên cứu khoa học đến việc đưa vào đào tạo giáo viên. Từ nghiên cứu khoa học (thực nghiệm) đến thử nghiệm diện hẹp và triển khai có tính đại trà đều có sự giám sát, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. 

Ba nhân vật: Học sinh - Thầy giáo - Cha mẹ học sinh và các nhân vật thứ ba khác. Đó là các chủ thể của giáo dục, đều có những việc dành riêng cho mình nhưng đều hướng vào mục tiêu giáo dục, được thực hiện theo cơ chế phân công - hợp tác với nhau. Theo phương án CCGD, mỗi nhân vật đều có sách dành riêng cho mình (sách dành cho học sinh, sách dành cho giáo viên, sách dành cho cha mẹ học sinh). 

Học sinh tự tin hơn sau từng tiết học
Học sinh tự tin hơn sau từng tiết học
 

Theo Hướng đi và Cách làm đó, trên cơ sở thành tựu nghiên cứu được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước nghiệm thu đánh giá tốt năm 1990, Hội đồng kiến nghị cho phép triển khai ở những địa bàn có điều kiện như là một trong những phương án của giáo dục nước ta. Bộ GD&ĐT cho triển khai Dự án "Triển khai công nghệ giáo dục bậc tiểu học". Dự án được triển khai và được Hội đồng khoa học cấp Bộ nghiệm thu đánh giá tốt năm 2004, khẳng định "Đây là dự án triển khai tốt có hiệu quả nhằm đưa giáo dục tiểu học ở nước ta tiếp cận trình độ khu vực và thế giới; Đề án đã hoàn chỉnh sách lớp 2-3 (lớp 1 đã hoàn  trước đó); còn sách lớp 4, 5 cần được nghiên cứu hoàn thiện, vì vậy Hội đồng đề nghị cho Dự án được tiếp tục".

Thấy được giá trị của công nghệ giáo dục, đặc biệt là môn Tiêng Việt 1,  từ năm 2008 - 2009, Bộ lại cho tiến hành thử nghiệm dùng sách này dạy ở một số tỉnh miền núi vùng sâu, vùng khó khăn như ở Lào Cai và áp dụng dần ở một số tỉnh khác. Nhờ tính ưu việt của sách này và sự chỉ đạo sát sao của Bộ nên đã thành công,  số trường tiểu học sử dụng sách Tiếng Việt lớp 1 ngày càng nhiều. Tỉnh miền núi khó khăn như Lào Cai, hầu hết  học sinh là người dân tộc đã 2 năm sử dụng đại trà Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục, cả tỉnh không còn học sinh lưu ban bỏ học, mọi trẻ em qua một năm học lớp 1 đều nghe, nói, đọc, viết đạt chuẩn quy định; đa số đạt loại khá, giỏi. Do đạt được độ an toàn, hiệu quả nên năm học 2013 - 2014, môn Tiếng Việt 1 CGD được Bộ cho các địa phương được lựa chọn sử dụng, trong đó có các trường khó khăn đang tham gia dự án Mô hình trường học mới (VNEN) và Chương trình đảm bảo chất lượng trường học (SEQAP).  

Một tập thể khoa học cùng với đồng nghiệp ở các địa phương do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại tổng chỉ huy đang tiếp tục hoàn thiện công nghệ giáo dục giai đoạn mới, theo cách làm thể hiện ở Đề cương 9 điểm, để có các môn học khác ở các lớp khác đạt chuẩn, đạt độ an toàn như Tiếng Việt 1, góp một phương án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục giai đoạn mới.

Nguyễn Kế Hào

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.