Kính viễn vọng Webb đến đích

GD&TĐ - Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) hiện đang ở quỹ đạo cách Trái đất gần 1,5 triệu km sau gần một tháng kể từ khi được phóng vào vũ trụ.

Kính viễn vọng Webb đến đích

Khoảng 2 giờ chiều theo múi giờ EST ngày 24/1, các nhân viên vận hành đã điều hướng kính thiên văn thông qua một lần đốt nhiên liệu để chỉnh hướng cuối cùng vào giữa cuộc hành trình để đưa nó vào quỹ đạo nơi nó có thể bắt đầu sứ mệnh khoa học của mình, theo tuyên bố từ NASA.

Kính viễn vọng Không gian James Webb được phóng vào ngày 25/12/2021, nó bay khỏi Nam Mỹ ở phía đối diện với Mặt trời của Trái đất và đi theo một quỹ đạo cong để đến đích, được gọi là Điểm Lagrange thứ hai, hoặc L2. Có năm điểm Lagrange xung quanh Trái đất và Mặt trời. Các vật thể tại các vị trí này nằm yên trong trạng thái cân bằng hấp dẫn, nơi mà lực hấp dẫn và lực ly tâm từ quỹ đạo của vật thể giữ cho nó ổn định trong đấy.

Trong quá trình quay quanh Mặt trời từ điểm này, Kính viễn vọng Webb cũng sẽ quay quanh L2 khoảng sáu tháng một lần trong quỹ đạo được gọi là quỹ đạo hào quang.

Quỹ đạo này sẽ giữ cho kính thiên văn ở một vị trí tương đối so với Trái đất và Mặt trời, đảm bảo rằng Mặt trời sẽ không bị Trái đất che khuất từ góc nhìn của kính thiên văn vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định nhiệt của các thiết bị trên Webb và cản trở việc thu thập năng lượng Mặt trời.

Vào ngày 1/1, Kính viễn vọng Không gian James Webb đã mở thành công tấm chắn nắng khổng lồ của nó, một thành phần quan trọng để giữ lạnh cho các thiết bị khi chúng được sử dụng để tìm kiếm các tín hiệu mờ nhạt từ vũ trụ xa xôi. Các phân đoạn gương vàng khổng lồ của Webb sau đó được mở từ vị trí phóng vào ngày 8/1, theo NASA.

Trong ba tháng tới, các kỹ sư sẽ căn chỉnh gương chính của kính thiên văn bằng cách hướng 18 phân đoạn gương của nó vào một ngôi sao sáng cô lập, xếp chồng những hình ảnh đó, sau đó căn chỉnh các phân đoạn gương sao cho chúng hoạt động như một “tấm gương nguyên khối duy nhất”.

Trước Kính viễn vọng Không gian James Webb, Kính viễn vọng Không gian Hubble đang bước vào thập kỷ thứ ba hoạt động, tiếp tục ghi lại những hình ảnh không gian ngoạn mục từ quỹ đạo của nó, bay quanh Trái đất ở khoảng cách khoảng 547 km. Hình ảnh của Hubble tiếp tục đem tới cho chúng ta những hiểu biết mới về vũ trụ.

Tuy nhiên, Kính viễn vọng Không gian James Webb sẽ sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện các tín hiệu mờ nhạt từ các ngôi sao và thiên hà cổ xưa nhất của vũ trụ, đồng thời nhìn xuyên qua các đám mây bụi dày đặc bao phủ sự hình thành của các ngôi sao và hành tinh.

Theo Livescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.