Vì sao lại phải luyện giải đề?
Đó là một quá trình tất yếu của việc học và thực hành, luyện đề chính là giai đoạn để bạn thực hành kiến thức đã học trên cơ sở:
- Áp dụng phương pháp đã học được vào đề thi cụ thể: Có thể khi học bạn nghĩ mình đã làm được tuy nhiên gặp bài đó trong đề thi làm thế nào để giải đúng, giải nhanh thì lại cần trải nghiệm thực tế.
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng giải đề thi: Kĩ năng giải nhanh, kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày…
- Rèn luyện khả năng tập trung để quen với áp lực 90 phút và 180 phút trong phòng thi. Nếu không tự tạo áp lực trong bản thân ngay trong quá trình luyện tập thì khi bước vào phòng thi yếu tố tâm lý là một rào cản không nhỏ đối với bạn.
- Thử sức, kiểm tra đánh giá năng lực thực sự.
“Mẹo” để tự luyện đề hiệu quả
Luyện đề không có nghĩa làm bất cứ đề nào bạn tìm được, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn đầu tư cho việc này trên cơ sở:
- Nắm vững cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo để ôn tập có trọng tâm, tập trung vào các điểm mạnh của bản thân.
- Chọn lọc được nguồn đề chất lượng. Rất nhiều tài liệu từ khoá LTĐH KIT-2 và các đề thi thử đại học tại Hocmai.vn là nguồn tham khảo mà bạn cần nghĩ đến ngay khi bắt tay vào việc tìm kiếm nguồn đề. Đề thi ở Hocmai.vn được xây dựng bởi các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm luyện và ra đề thi đại học, chính vì vậy chất lượng đề sẽ chắc chắn khác biệt so với một đề ngẫu nhiên và không rõ nguồn gốc.
- Làm đề quá sức một chút để tới lúc đi thi sẽ không bị “choáng”, tâm lí làm bài thi sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chưa vững kiến thức thì cần chọn các đề có mức độ từ dễ đến khó để luyện tập.
- Tuân thủ thời gian thi quy định cho từng môn. Ví dụ: Giờ thi chính thức của môn Toán là từ 7h15-10h15 buổi sáng thì khi làm đề thi thử Bạn cũng nên ngồi vào bàn học đúng khoảng thời gian đó.
- Sử dụng đồng hồ bấm giờ khi làm đề thi để kiểm soát thời gian làm bài thi theo quy định; Phân bổ thời gian hợp lí để hoàn thành bài thi.
- Tập cách nháp khoa học:
-
- Trước khi làm bài hãy ghi những công thức, những điểm hay quên, cần lưu ý ra giấy nháp.
- Tổ chức nháp hợp lí: Cần phân chia khoảng nháp cho các câu hỏi để dễ tìm, dễ chép vào bài khi cần thiết.
- Chấm điểm sau mỗi lần làm đề, đánh giá kết quả và ôn luyện tiếp trước khi làm đề tiếp theo là cách để bạn theo dõi được sự tiến bộ của mình.