Kinh nghiệm tổ chức tiết học giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non

GD&TĐ - Trẻ mẫu giáo rất thích được vận động, trẻ có thể chơi, luyện tập trong một thời gian dài mà không cảm thấy mệt mỏi. đặc biệt, các em dễ bị lôi cuốn bởi những vận động được gắn với hình ảnh sinh động hoặc thực hiện một giờ vận động theo một chủ đề nào đó.

Môt giờ dạy phát triển vận động cho trẻ mầm non tại Trường mầm non Liên Khê (Hưng Yên)
Môt giờ dạy phát triển vận động cho trẻ mầm non tại Trường mầm non Liên Khê (Hưng Yên)

Hấp dẫn trẻ bằng các trò chơi vận động

Trước khi vào giờ học chính vận động, thay vì các bước trò chuyện, giáo viên cần cho trẻ mô phỏng hoạt động của con người lao động.

Ví dụ, chủ đề “Nghề nghiệp”, giáo viên có thể thông báo với trẻ: Hôm nay chúng ta cùng nhau dọn dẹp, sắp đặt lại kho hàng. Các con hãy thi xem ai dọn dẹp nhanh và gọn nhé! Thời gian dọn trong 2 phút.

Theo hiệu lệnh của cô, trẻ tỏa đi khắp nơi làm công việc của mình. Trẻ làm bác tài xế trở hàng đi trên đường, trẻ thì quét nhà, sau đó cô cho trẻ khởi động hình thức trò chuyện này đã tạo cho trẻ một sự hứng khởi khi vào học.

Hay với chủ đề“Thế giới động vật”, cô giáo cho trẻ bắt trước dáng đi của các con vật sau đó cho trẻ khởi động luôn để vào phần trọng tâm của bài dạy

Hoặc khi thực hiện chủ đề “Tết và mùa xuân” với tiết “ Bật chụm tách chân liên tục vào 7 ô” lớp 5 tuổi, giáo viên có thể thiết kế tiết dạy dưới hình thức “Lễ hội mùa xuân”. Bước trò chuyện, giáo viên đưa hình ảnh cô mùa xuân đến thăm lớp, có quà tặng các bé, đó là những bông hoa mùa xuân. Sau đó, cô giáo cho trẻ trò chuyện cùng cô mùa xuân, trẻ kể về tết Nguyên đán.

Tiếp đến là phần khởi động, cô cùng trẻ lên chuyên tàu tham dự lễ hội mùa xuân. Trẻ luyện các kiểu đi: đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi nhến gót chân, đi bằng mũi chân…

Sau phần khởi động, trẻ thực hiện bài tập phát triển chung. Giáo viên có thể lấy hình ảnh chiếc đu quay kết hợp với các động tác (cô cho trẻ tự cầm đồ dùng - như gậy - để tập các động tác cùng chơi với chiếc đu quay).

Sau đó, trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản “Bật tách khép chân liên tục vào 7 ô”. Phần này đỏi hỏi thực hiện thời gian dài nhất. Để trẻ không mau chán, giáo viên cần thiết kế chơi qua phần “Thi tài bật chuẩn”. Trước khi trẻ thực hiện, giáo viên có thể gọi một hoặc hai trẻ lên bật thử nhằm nắm bắt kỹ năng bật của trẻ. Sau đó, cô giáo thực hiện làm mẫu.

Khi thực hiện mẫu, giọng nói của giáo viên phải to rõ ràng, phân tích chậm từng động tác. Thực hiện mẫu lần hai, giáo viên cần khơi gợi hỏi trẻ cách thực hiện. Nếu trẻ không nhớ, giáo viên nhắc lại.

Bước tiếp theo, trẻ thực hiện, cô giáo cần quan tâm đến những trẻ nhút nhát, trẻ thực hiện kỹ năng bật chưa tốt, chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ. Sau khi thực hiện xong bài tập vận động trên, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi phù hợp với bài tập vận động và hồi tĩnh phải nhẹ nhàng để kết thúc tiết học.

Thu hút trẻ bằng âm nhạc

Ngoài hình thức tổ chức trên, trong mọi tiết học thể dục cần phải có Âm nhạc để phụ họa nhằm gây hứng thú, tạo cảm giác vui tươi phân khởi, giúp trẻ vận động sáng tạo và tự nhiên hơn.

Giáo viên cần chọn các bài hát bản nhạc phù hợp với chủ đề, lựa chọn các bài hát dân gian vui nhôn vào tiết dạy như bài: “Bà còng đi chợi trời mưa” đưa vào phần khởi động hoặc hồi tĩnh trong chủ đề gia đình; bài: “Gà gáy le te” thực hiện bài tập phát triển chung chủ đề “Những con vật trong gia đình”; bài hát “Chào mùa xuân đến” trong phần hồi tĩnh chủ đề “Tết và mùa xuân của bé”…

Một vấn đề nữa cần lưu ý là: Để tổ chức tiết học đạt hiệu quả, trong thời gian trẻ thực hiện vận động, giáo viên đừng ngại lớp học mất trật tự, trẻ ồn ào, lớp học không gọn gàng, ngăn nắp.

Điều quan trọng là giáo viên biết chú ý bao quát, động viên khuyến khích trẻ, phát hiện và sử lý linh hoạt các tình huống xảy ra, đảm bảo cho giờ vận động của trẻ thoải mái, tự nhiên và hứng thú.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ