Dạy học môn Lịch sử bằng.. thơ

GD&TĐ - Có thế nói môn Lịch sử là môn khoa học xã hội không thu hút được nhiều sự chú ý của học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông,

Dạy học môn Lịch sử bằng.. thơ

Chính vì vậy nên việc xây dựng hứng thú học sử cho học sinh trung học phổ thông đang được chú ý đề cao, nhất là trong những năm gần đây việc một số địa phương đã lựa chọn mộn lịch sử để học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, riêng Hà Nội năm học 2019-2020 là năm học đầu tiên thí sinh Hà Nội phải thi 4 môn để xét tuyển vào lớp 10 công lập. 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được xác định từ tháng 10/2018.

Riêng môn Sử ngày 11/3 mới được công bố, sau khi được lựa chọn từ các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Thì việc tìm cách học ôn môn sử của học sinh, thầy cô và ngay cả phụ huynh cũng vô cùng lo lắng, tìm mọi cách để sao cho các sĩ tử học sao dễ nhớ, thuộc lâu mà không quá đầu đầu với những sự kiện mà có thể nói khô khan.

Để đi tìm bí quyết để học sử dễ nhớ dễ thuộc đã có nhiều thế hệ nhà giáo học sinh tìm ra kinh nghiệm giúp cho việc học việc thi môn sử đạt được kết quả như mong muốn bằng việc Chú ý nghe giảng, học ngay ở trên lớp, Học bằng sơ đồ tư duy, Học từng phần và theo các ý chính, gắn các sự kiện ngày tháng năm vào ngày sinh nhật của mình của người than, bạn bè, nhưng bên cạnh đó thì việc dạy học lịch sử qua những câu thơ cũng có một phần tác dụng không nhỏ để các em học sinh cảm thấy thư thái nhẹ nhàng sau những giờ ôn luyện vất vả.

Dưới đây tôi xin phép đưa ra một vài ví dụ trong việc hướng dẫn học sinh học lịch sử để giáo viên, học sinh, phụ huynh tham khảo, trong quá trình tham khảo rất mong các bạn đọc đóng góp bổ sung.

Khi dạy bài 5 Các nước Đông Nam Á, sau khi đi tìm hiểu nội dung của bài giáo viên củng cố luyện tập kiến thức bằng đoạn thơ sau:

Trước khi thế chiến thứ hai (trước 1945)

Đông Nam châu Á rơi vào thực Tây

45 tháng 8 sao đây

Nhật Bản phát xít kéo dây đầu hang.

Toàn Đông nam á sẵn sang.

In đô, Lào, Việt sao vàng thắng to.

Mở đầu độc lập tự do

50 chính giữa(TKXX) Mĩ cho căng đầu.

SEATO quân sự đối đầu

54 tháng 9 khắc sâu rõ rang

Tháng 8, 67 sẵn sang

ASEAN thành lập rõ rang Thái Lan.

Xem, Phim, Ma, In-đô bàn.

Kinh- Văn – Bình - Ổn mục hoàn đoàn viên.

Ba li 76 thần tiên.

Xác định nguyên tắc thành viên hóa rồng.

Cùng – Hợp, phải nhớ câu Không?

Chớ có can thiệp vào công việc riêng nước nào!

1984 thì sao?

Ru-nây thứ 6 nhập vào ASEAN.

95 thứ 7 Việt Nam

Hiệp hội mở rộng ngày càng tăng thêm

Mi- Lào 8, 9 vững bền

Cam chia 99 làm lên AN 10.

Hay tương tự khi dạy Bài 8 Nước Mĩ

Mĩ sau 2 cuộc chiến tranh.

Trở thành giàu mạnh k ai sánh bằng

Sản xuất phát triển tăng nhanh

Là tên lái súng, không ai tranh giành.

Công nghiệp mĩ chiến phần 2

Nông nghiệp mĩ gấp 2 lần Nhật, Tây( Tây âu)

Mĩ là chủ nợ đó đây.

Vũ khí quân sự một mình tử nguyên ( vũ khí nguyên tử)

Nhưng mà tiếp mấy thập niên

Kinh tế của mĩ tiến lùi chẳng nhanh

Bởi do tây (Âu), Nhật(Bản) cạnh tranh

Suy thoái khủng hoảng,kẻ sang người nghèo.

Lại còn tham vọng đuổi theo.

Bá chủ thế giới, vũ trang đèo bòng.

Nhưng mà tham vọng miễn bàn.

Mĩ phải thất bại Việt Nam nặng nề.

Hay khi dạy về một số thành tựu về cách mạng xanh trong nông nghiệp cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ II giáo viên cho học sinh hát theo giai điệu bài hát Lí kéo chài

Đến nhóm mình các bạn nghe nhé

Các mạng xanh nông nghiệp tăng nhanh

Hò ..ời

Nhờ cơ. Điện khí hóa sinh

Khoa học tài tình tạo cây con mới

Ới ơ là hò

Không lo đói nghèo không lo đói nghèo

Ơ hò ơ hò là hò ơ ơ…

…..

Khi dạy bài 1 Lịch sử lớp 7 Sự hình thành nhà nước phong kiến Châu âu giáo viên dung đoạn thơ sau để học sinh nhớ về sự hình thành XHPK ở châu Âu:

Chuyện rằng ở xứ phương Tây.

Thế kỉ V đã cách đây lâu rồi.

Rô - ma thời ấy suy thờ.

Giec - man xâm lược khắp nơi tung hoành.

Chiếm hữu nô lệ tàn nhanh.

Các vương quốc mới hình thành ở Tây.

Ăng, Phơ, vương quốc Đông, Tây.

Tước phong, ruộng đất đủ đầy chia nhau.

Trở nên quyền thế rất giàu.

Gọi là lãnh chúa sau này bạn ơi!

Nông nô khổ cực suốt đời

XHPK ra đời ở châu Âu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ