Đại sứ Đức tại Ukraine, Martin Jager khẳng định, vào mùa đông này Kiev sẽ nhận được hệ thống Patriot từ Berlin. Theo Bloomberg, Đức sẽ cung cấp cho Kiev một hệ thống gồm: một trạm chỉ huy, một radar và tối đa tám bệ phóng.
Lực lượng vũ trang Ukraine hiện có ít nhất hai hệ thống phòng không loại này. Họ không nói rõ số lượng cụ thể. Nhưng, rõ ràng là số lượng tổ hợp hiện có là không đủ. Điều này đã được Tổng thống Zelensky nói Ukraine cần tới 50 tổ hợp tên lửa phòng không Patriot để bảo vệ không phận.
Ông Dmitry Kornev, nhà phân tích quân sự, người sáng lập cổng thông tin "Quân đội Nga" giải thích: "Đúng, đây là hệ thống phòng không duy nhất của phương Tây vào thời điểm hiện tại về lý thuyết có thể chống lại các mục tiêu như tên lửa Iskander hoặc Kinzhal. Nhưng, vấn đề khác là Patriot có thực sự là tổ hợp phòng thủ tên lửa hiệu quả".
Các tổ hợp này của Mỹ được phân loại là hệ thống phòng không bảo vệ mục tiêu trên mặt đất; bảo vệ một vật thể cố định cụ thể khỏi đòn tấn công đường không.
Được biết, một hệ thống được đặt tại Kiev. Những tổ hợp khác có thể được đặt tại sân bay Starokonstantinov của Không quân Ukraine (vùng Khmelnitsky) là điểm đóng quân của phi đội cường kích Su-24 trang bị tên lửa dẫn đường Storm Shadow/SCALP-EG do Châu Âu viện trợ.
Có lẽ, hệ thống phòng không của Mỹ cũng được đặt ở Odessa - một trung tâm vận tải lớn mà qua đó Ukraine xuất khẩu ngũ cốc và nhận vũ khí. Hãng Bloomberg cho biết thêm, việc Đức cung cấp thêm Patriot cho Kiev là để bảo vệ các tuyến xuất khẩu ngũ cốc.
Điệu múa với "Dao găm"
Người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yuri Ignat nói với các nhà báo rằng, hệ thống phòng không Patriot có khả năng tự tin bắn hạ tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dao găm). Nhưng ông không cung cấp bất kỳ xác nhận nào.
Ngoài ra, ông còn tuyên bố rằng, vào ngày 13 tháng 5, quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa tầm xa Patriot để bắn hạ 5 máy bay quân sự trên vùng biên giới Bryansk của Nga. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga không biết gì về điều này.
"Không rõ làm thế nào những tổ hợp rất cồng kềnh có thể được sử dụng trong trường hợp này. Tổ hợp cần được chuyển đến hiện trường, phải được triển khai và chuẩn bị cho công tác chiến đấu.
Trong trường hợp này, hệ thống phòng không IRIS-T tương tự của Đức là cơ động hơn nhưng hiệu quả chiến đấu vẫn chỉ trên lý thuyết", ông Dmitry Kornev lưu ý.
Vị chuyên gia Nga cho biết thêm rằng, tổ hợp phòng không Patriot không được thiết kế để di chuyển nhanh. Hệ thống này thường hoạt động vài ngày trên một vị trí. Do đó, trinh sát trên không hoặc vệ tinh có thể phát hiện ra nó. Sau đó là hứng đòn không kích, có thể điều này đã xảy ra gần Kiev vào tháng 5.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, khi đó, tên lửa Kinzhal đã đánh trúng phá hủy một trạm radar đa chức năng và 5 bệ phóng tên lửa phòng không Patriot cách thủ đô Ukraine không xa. Và chính các chiến binh Ukraine buộc phải thừa nhận: kể từ tháng 5 năm 2023, Patriot được ca ngợi của Mỹ đã không bắn hạ một máy bay Nga nào.
Giới quân sự phương Tây cũng đã chỉ ra: Patriot dù tốt đến đâu cũng dễ bị tổn thương. Giống như bất kỳ hệ thống phòng không nào, sau khi bật radar, tổ hợp này sẽ tự lộ mặt. Nếu vào thời điểm này có máy bay của đối phương trên không: "radar bay" và máy bay chiến đấu mang tên lửa siêu thanh, thì đợt tấn công sẽ thành công.
Rõ ràng, bộ chỉ huy Nga có khả năng theo dõi từ xa các hệ thống phòng không của Ukraine và thiết lập trật tự vững chắc trong việc sử dụng không quân.
Điểm yếu chính thứ hai của hệ thống phòng không Mỹ là nó rất đắt tiền. Cả bản thân tổ hợp và đạn dược. Các hệ thống phòng không và tên lửa hiện có vẫn chưa đủ với Kiev, ngay cả khi có nguồn cung cấp mới.
Các quốc gia có khả năng cung cấp những hệ thống phòng không độc đáo của phương Tây cho Kiev không vội làm điều đó. Ở đây nói không chỉ về Mỹ.
Ví dụ, Ba Lan sẽ chi 15 tỷ USD để mua khoảng 8 hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến Patriot của Mỹ. Nhưng, mua cho bản thân mình! Họ không có kế hoạch chuyển chúng sang Ukraine.
Clip giao tranh khốc liệt tại Avdeevka, thành phố chiến lược ở tỉnh Donetsk. |