Kiến kỹ sư - công binh - bác sĩ

GD&TĐ - Phải cứu bạn bằng bất cứ giá nào! Luật đó đã giúp cho loài kiến này lập những kỳ công không ai có thể tưởng tượng được, không một loài động vật nào có thể thực hiện được…

Kiến kỹ sư - công binh - bác sĩ

Định hướng đường đi và khắc phục môi trường

Tất cả những thành tựu khoa học gần đây đều khai thác đề tài này: Loại kiến dựa vào tinh thần hợp tác để làm chủ môi trường, chăm sóc bạn bị thương và chiến đấu. Khi phải hành quân hàng kilomet, chúng là vô địch trong vấn đề định hướng và khắc phục môi trường.

Vì vậy những “kiến thợ dệt” sống trong những miền rừng rậm rạp của châu Á và châu Đại dương không ngần ngại lấy thân mình làm thành một cái cầu nhỏ giữa hai cành để đồng đội tiếp nối hành quân. Trong trường họp gặp “ ổ gà”, các kiến có khổ người phù hợp chính xác với ổ đó sẵn sàng “lấy thân mình lấp ổ gà” để đồng đội dẫm lên thân mình tiếp tục hành quân. Hình như mỗi kiến đều có ý thức về khổ người của mình. Để vượt qua một dòng nước, chúng lấy thân mình tạo thành một… cái bè để đồng bọn dẫm lên vượt qua dòng nước ấy.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Lausane Thụy Sĩ cũng phát hiện ra rằng, giống kiến Formica sắp xếp nhộng thành vòng tròn để chính chúng tạo thành một cái phao, rồi để kiến chúa ở giữa phao cho an toàn. Giống kiến lửa (có tên như vậy vì vết cắn của chúng làm cho kẻ thù đau đớn) biết quấn lấy nhau tạo thành một “quả cầu” để tránh nạn lụt thường xuyên xảy ra ở vùng Nam Mỹ.

Các nhà sinh học Mỹ đã chỉ ra rằng, loại kiến này tạo thành một cấu trúc tương tự như một mạng lưới đàn hồi có thể biến dạng dưới áp lực - ví dụ như áp lực của một giọt nước hay một cành cây - rồi sau đó lấy lại hình dạng ban đầu. Kiến loại này còn biết chơi cái trò “tắc nghẽn”. Hơn thế nữa, càng đông chúng lại càng đi nhanh hơn. Chúng sử dụng mọi con đường có thể được và chọn cách đi nhanh hơn. Nhưng để di chuyển đến đích, chúng còn biết chọn con đường dễ đi nhất dù phải đi xa hơn, như là điều người ta đã thấy đối với loài kiến nói chung, y như là cách chúng ta sử dụng GPS để chọn đường.

 

Để tiến hành các lựa chọn đó chúng không tự thỏa mãn với việc quan sát. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng loài kiến có thể định hướng là nhờ khả năng quan sát ngoại cảnh và trí nhớ dựa trên khứu giác (ngửi), thị giác (thấy), đếm số bước, định hướng theo vị trí của ngôi sao và từ trường. Một nhóm các nhà nghiên cứu Đức - Thụy sĩ, vào tháng 7/2018, phát hiện ra một loại kiến rất hung dữ ở rừng châu Phi, gọi là kiến Matabele (Megaponera analis).

Trên đường trở về từ một cuộc tấn công chớp nhoáng, chúng đã chọn con đường chưa hề biết đến, dài hơn nhưng ít khó khăn hơn con đường khi đi đến. Thời gian được rút ngắn 36% so với thời gian lượt đi. Giống kiến Matabele có một khả năng mà lần đầu tiên được phát hiện đối với động vật không có xương sống, làm mọi người ngạc nhiên, đó là chúng có sử dụng CNS (thông tin dẫn đường, giám sát).

Người ta cũng đã phát hiện ra cách mà loài kiến Aztecu brevis giết chết con mồi lớn hơn nó… 48 lần! Muốn thực hiện điều đó, chúng đào một đường hầm bên trong một cành cây cũng như nhiều lỗ trên bề mặt của cây. “Sau đó, các kiến thợ nấp trong những cái bẫy đó, hàm trên há ra, đợi con mồi đến gần” - theo lời giải thích của nhà sinh học. Tại thời điểm “tiền định”, lũ kiến kéo con mồi và làm cho nó không còn khả năng cử động cho đến khi “làm thịt” nó.

Vô địch về tổ chức theo kiểu “vô chính phủ”

Kỹ thuật đi săn kỳ lạ và khôn khéo trên đã được thấy ở giống kiến Allomerus. “Giống kiến Allomerus và Azteca brevis thuộc về hai tiểu dòng họ hậu thế cách quãng nhau. Sự xây dựng và sử dụng bẫy trong những “hành lang” biểu hiện sự tiến hóa hội tụ” - theo kết luận của sự hợp tác giữa các tác giả ở Reine. Loài kiến này đôi khi là những nhà vô địch về tổ chức trong… “chế độ vô chính phủ” hoàn thiện nhất.

Vì vậy một nghiên cứu đã phát hiện kiến cắt lá (Atta) không được “giao” một nhiệm vụ nào khác mà chỉ lao vào việc vạch đường đi trên nhiều kilomet giữa tổ và cái cây mà chúng muốn đến. Không có một kiến giám sát nào phối hợp việc san bằng những trở ngại trên nền đất cũng như san bằng mặt đất. Bằng một sự “vô chính phủ” hoàn hảo, mỗi kiến xử lý công việc của mình như là nó biết trước những vấn đề mà nó sẽ gặp. Tổng hợp các loại công việc được “giao” từ trước, chúng cứ thế mà làm để đưa tập đoàn kiến đi đến nơi về đến chốn.

 

Không làm trở ngại công việc của đồng loại

Những nhà nghiên cứu Mỹ cũng phát hiện bằng chứng cho thấy số kiến làm đường hầm cho tổ chỉ có 10 hoặc 15 cá thể ngay cả khi chúng đông đến 150 con! Những kiến này làm thì những kiến khác chờ đợi. Điều đó chứng tỏ chúng có kế hoạch phân công khoa học để không làm vướng nhau. Hơn thế nữa, chúng đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm chỉ có kết quả tốt khi có sự phân công khoa học. Đoàn kết là sức mạnh, đúng là như vậy, nhưng sự đoàn kết phải đi kèm với cách tổ chức khoa học, chặt chẽ.

Theo Science et Vie

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.