Kiểm tra, giám sát phòng chống xâm hại trẻ em trong trường học

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Theo đó, chủ động phối hợp cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng tháng, từng học học kì và cả năm để tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn, nói chuyện chuyên đề cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, gia đình học sinh và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực để ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường..

Chỉ đạo các đơn vị giáo dục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp với các chủ đề phong phú về công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng tự phòng, chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em trong học sinh; làm tốt hơn nữa công tác giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện, vọng của học sinh để kịp thời hỗ trợ, xử lý những mâu thuẫn, bức xúc và phòng, chống các vấn đề về bạo lực học đường, bạo lực trẻ em, gây rối an ninh, trật tự xã hội.

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; chú trọng tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, học sinh tại các đơn vị giáo dục, các điểm trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ việc dạy, học; thiết bị phục vụ các hoạt động vui chơi của học sinh đảm bảo theo quy định. Kịp thời có phương án sửa chữa, hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền phương án sửa chữa, thay thế, khắc phục các yếu tố có nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn đối với học sinh.

Thành lập các đoàn công tác, tổ công tác thực hiện thanh, kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện nề nếp, kỷ cương trường học; các quy định liên quan đến môi trường, giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, bạo lực trẻ em tại các cơ sở giáo dục.

Đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp quản lý, tăng cường huy động các lực lượng tham gia giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em; xử lý nghiêm cán bộ, giáo viên, nhân viên có hành vi bạo lực, xâm hại thể chất và tinh thần đối trẻ em và người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...