Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục THPT: Kinh nghiệm thực hiện hiệu quả

GD&TĐ - Việc quản lý và triển khai thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục THPT là một trong những nội dung và yêu cầu có tính chất bắt buộc được quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường. Xuất phát thực tiễn công tác với mong muốn nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, xin nêu lên một vài ý kiến trong việc thực hiện công tác này.

Trường THPT Trần Phú nằm trong 11 trường đạt chất lượng nhất tại TPHCM.
Trường THPT Trần Phú nằm trong 11 trường đạt chất lượng nhất tại TPHCM.

Nắm vững quy định

Theo Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản quy định công nhận đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Làm thế nào để thực hiện đúng quy trình, quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, để phát huy mặt tốt, tích cực, kịp thời điều chỉnh những mặt chưa tốt tại cơ sở giáo dục luôn là vấn đề đặt ra đối với công tác quản trị. 

Khi thực hiện công tác kiểm định, nhà quản lý, tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện cần nắm vững quy định về quy trình, tiêu chí, thành phần hồ sơ, tài liệu minh chứng theo từng nhóm tiêu chí. 

Việc kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích xác định cơ sở giáo dục đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Cơ sở giáo dục phải lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước, xã hội về thực trạng chất lượng của trường. Từ đó, để cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

Vì thế, kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ nhằm đạt được sự công nhận theo kiểu bảo đảm thành phần hồ sơ để được cấp giấy “chứng nhận” về mức độ kiểm định mà quan trọng hơn, là “cơ hội” để nhà quản lý, viên chức, nhân viên trong toàn cơ sở giáo dục tự đánh giá một cách trung thực, khách quan, toàn diện hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục của mình.

Từ đó, các cơ sở giáo dục có kế hoạch, giải pháp để cải tiến duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Các cơ sở giáo dục tuyệt đối tránh tình trạng “hình thức” theo kiểu bảo đảm hồ sơ, giấy tờ để cấp chứng nhận, bằng công nhận nhằm “trương bảng” “khoe bằng” đối với xã hội và phụ huynh. 

Ở đây cần đi sâu phân tích đánh giá thực chất, soi rọi, xem xét một cách, nghiêm túc, khách quan hoạt động của cơ sở giáo dục theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Thông qua đó, người làm công tác kiểm định chỉ ra nguyên nhân tồn tại hạn chế, đề xuất giải pháp, sáng kiến không ngừng hoàn thiện cộng tác dạy học theo hướng bảo đảm chất lượng và cam kết với xã hội.

Chú trọng công tác  tự đánh giá

HS Trường THPT Hải An- Hải Phòng. Ảnh: Nguyễn Dịu
HS Trường THPT Hải An- Hải Phòng.  Ảnh: Nguyễn Dịu

Quan trọng trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục là khâu tự đánh giá hoàn thiện của cơ sở giáo dục (còn được gọi là đánh giá trong). Đây là quá trình các cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành để tự xem xét, đánh giá một cách khách quan, đúng thực trạng, thực chất về chất lượng các hoạt động giáo dục theo phương châm “chính mình mới biết rõ mình”. Trên cơ sở đó, cơ sở giáo dục tự điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện theo đúng “thực chất”, tránh tình trạng hồ sơ, báo cáo “giấy” để thực hiện thủ tục kiểm định.

Do vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục và các bộ phân có liên quan phải chủ động xây dựng kế hoạch, thời gian, tiến độ thực hiện việc kiểm định nhằm phân bổ nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, phân công con người phụ trách để đạt hiệu quả kiểm định cao nhất. 

Việc đạt chất lượng kiểm định giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia được quy định cụ thể về thời hạn công nhận là 5 năm. Tuy nhiên, người quản trị trường học luôn phải hoàn thiện công tác quản lý sau khi kiểm định chất lượng giáo dục. Nên trong thời gian trên, người đứng đầu cơ sở giáo dục, viên chức, người lao động phải luôn luôn không ngừng nỗ lực, hoàn thiện các mặt tiêu chí và thực hiện chức trách, công việc, nhiệm vụ vì mục tiêu chung để giữ vững danh hiệu được cộng nhận. Đồng thời, cơ sở giáo dục tiếp tục phát huy để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao hơn, tránh tình trạng thỏa mãn bằng lòng với hiện tại. 

Không chỉ  là giấy chứng nhận

Kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ để được cấp giấy chứng nhận, cấp bằng công nhận theo các mức độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định mà bản chất là nhằm để cho cơ sở giáo dục tự đánh giá, xác định xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Người quản lý có thể lập kế hoạch cải tiến chất lượng, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục. Qua đó, giúp cơ sở giáo dục nỗ lực trong hoạt động chuyên môn, học sinh nỗ lực học tập nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đề ra.

Nắm vững quy định

HS Trường THPT Ngô Trí Hòa (Diễn Châu, Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài
HS Trường THPT Ngô Trí Hòa (Diễn Châu, Nghệ An).   Ảnh: Hồ Lài

Theo Luật Giáo dục năm 2019 và các văn bản quy định công nhận đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành. Làm thế nào để thực hiện đúng quy trình, quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, để phát huy mặt tốt, tích cực, kịp thời điều chỉnh những mặt chưa tốt tại cơ sở giáo dục luôn là vấn đề đặt ra đối với công tác quản trị. 

Khi thực hiện công tác kiểm định, nhà quản lý, tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện cần nắm vững quy định về quy trình, tiêu chí, thành phần hồ sơ, tài liệu minh chứng theo từng nhóm tiêu chí. 

Việc kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích xác định cơ sở giáo dục đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Cơ sở giáo dục phải lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước, xã hội về thực trạng chất lượng của trường. Từ đó, để cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.

Vì thế, kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ nhằm đạt được sự công nhận theo kiểu bảo đảm thành phần hồ sơ để được cấp giấy “chứng nhận” về mức độ kiểm định mà quan trọng hơn, là “cơ hội” để nhà quản lý, viên chức, nhân viên trong toàn cơ sở giáo dục tự đánh giá một cách trung thực, khách quan, toàn diện hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục của mình. Từ đó, các cơ sở giáo dục có kế hoạch, giải pháp để cải tiến duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Các cơ sở giáo dục tuyệt đối tránh tình trạng “hình thức” theo kiểu bảo đảm hồ sơ, giấy tờ để cấp chứng nhận, bằng công nhận nhằm “trương bảng” “khoe bằng” đối với xã hội và phụ huynh. 

Ở đây cần đi sâu phân tích đánh giá thực chất, soi rọi, xem xét một cách, nghiêm túc, khách quan hoạt động của cơ sở giáo dục theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Thông qua đó, người làm công tác kiểm định chỉ ra nguyên nhân tồn tại hạn chế, đề xuất giải pháp, sáng kiến không ngừng hoàn thiện cộng tác dạy học theo hướng bảo đảm chất lượng và cam kết với xã hội.

Chú trọng công tác  tự đánh giá

Quan trọng trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục là khâu tự đánh giá hoàn thiện của cơ sở giáo dục (còn được gọi là đánh giá trong). Đây là quá trình các cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành để tự xem xét, đánh giá một cách khách quan, đúng thực trạng, thực chất về chất lượng các hoạt động giáo dục theo phương châm “chính mình mới biết rõ mình”. Trên cơ sở đó, cơ sở giáo dục tự điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện theo đúng “thực chất”, tránh tình trạng hồ sơ, báo cáo “giấy” để thực hiện thủ tục kiểm định.
Do vậy, người đứng đầu cơ sở giáo dục và các bộ phân có liên quan phải chủ động xây dựng kế hoạch, thời gian, tiến độ thực hiện việc kiểm định nhằm phân bổ nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, phân công con người phụ trách để đạt hiệu quả kiểm định cao nhất. 

Việc đạt chất lượng kiểm định giáo dục và công nhận kiểm định chất lượng được quy định cụ thể về thời hạn công nhận là 5 năm. Tuy nhiên, người quản trị trường học luôn phải hoàn thiện công tác quản lý sau khi kiểm định chất lượng giáo dục. Nên trong thời gian trên, người đứng đầu cơ sở giáo dục, viên chức, người lao động phải luôn luôn không ngừng nỗ lực, hoàn thiện các mặt tiêu chí và thực hiện chức trách, công việc, nhiệm vụ vì mục tiêu chung để giữ vững danh hiệu được cộng nhận. Đồng thời, cơ sở giáo dục tiếp tục phát huy để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao hơn, tránh tình trạng thỏa mãn bằng lòng với hiện tại. 

Không chỉ  là giấy chứng nhận

Kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ để được cấp giấy chứng nhận, cấp bằng công nhận theo các mức độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định mà bản chất là nhằm để cho cơ sở giáo dục tự đánh giá, xác định xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Người quản lý có thể lập kế hoạch cải tiến chất lượng, thông báo công khai với các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục. Qua đó, giúp cơ sở giáo dục nỗ lực trong hoạt động chuyên môn, học sinh nỗ lực học tập nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đề ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ