Khủng khiếp ngôi mộ tập thể của 227 đứa trẻ bị hiến tế
Bị giết hại một cách dã man theo nghi thức hiến tế có quy mô lớn từ 1.400 năm trước, hài cốt của 227 đứa trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 14 vừa được các nhà khoa học tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở Pampa La Cruz (thuộc thị trấn Huanchaco, thành phố Trujillo, Peru)…
Các nhà khảo cổ đang kiểm tra một hài cốt được tìm thấy trong ngôi mộ tập thể.
Đây được xem là nghi lễ hiến tế trẻ em lớn nhất từng ghi nhận khi 227 đứa trẻ đã bị sát hại cùng một lúc. Một số hài cốt vẫn còn da, tóc và đeo khuyên tai bạc.
Các nhà khảo cổ học tin rằng những đứa trẻ sinh ra trong Đế chế Chimú đã bị bắt buộc trở thành vật tế thần trong một nghi lễ có mục đích “ngăn thảm họa” thiên nhiên liên quan tới hiện tượng El Niño.
Các thủ lĩnh tôn giáo thực hiện nghi lễ hiến tế trên thuộc Đế chế Chimú, một xã hội hùng mạnh có trước cả nền văn minh Inca.
Ngôi mộ tập thể mới được phát hiện này không phải là phát hiện đầu tiên ở Pampa La Cruz về những vụ tàn sát trẻ em hàng loạt. Vào tháng 6-2018, hài cốt của 56 trẻ đã được phát hiện tại đây.
Cũng tại nơi đây, một nghi lễ tương tự cũng đã lấy đi tính mạng của 140 đứa trẻ cùng 200 lạc đà không bướu. Đội khảo cổ cũng phát hiện ra hài cốt của 132 trẻ em khác ở một địa điểm gần đó.
Các nhà khảo cổ tin rằng họ đã tìm thấy nơi chôn cất của lễ hiến tế trẻ em lớn nhất từng được ghi nhận.
Ngôi mộ tập thể chứa 227 bộ xương của trẻ em.
Những đứa trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 14 được cho là đã chết cách đây 1.400 năm.
Một số hài cốt vẫn còn da, tóc và đeo khuyên tai bạc.
Các nhà khảo cổ tìm thấy địa điểm hiến tế hàng loạt trong khu vực Pampa La Cruz ở Huanchaco.
Các thủ lĩnh tôn giáo thực hiện nghi lễ hiến tế thuộc Đế chế Chimú.
Trên một số thi thể vẫn còn sót lại trang sức và quần áo.
Những đứa trẻ được cho là đã bị giết bằng cách moi tim trong một nghi lễ khủng khiếp. Hài cốt những đứa bé này có vết cắt ở ngực do dao cắt trong nghi thức tế thần linh.
Xương sườn của các em bị trật khớp cho thấy người thực hiện các nghi lễ hiến tế đẫm máu đều cố gắng xé nát trái tim của mỗi nạn nhân.
GD&TĐ -Bắc Giang vừa công bố trồng thành công giống vải thiều không hạt. Theo các chuyên gia, vải thiều không hạt có giá bán cao, mùi vị thơm ngon, song khó trồng hơn vải thường, tỉ lệ quả rụng trước khi thu hoạch cao.
GD&TĐ - PGS.TS Phạm Hồng Quang, Trung tâm Tin học và Tính toán, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu hệ thống tín hiệu thông minh giúp hạn chế tai nạn xảy ra ở giao cắt đường sắt.
GD&TĐ - ThS Phạm Văn Hiệp đã nghiên cứu, chế tạo chiếc máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời giúp thành phẩm đạt được chất lượng cao, giữ được cấu trúc, màu sắc và hạn chế tối đa sự biến đổi các giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu.
GD&TĐ -Chiều 24/6, Công đoàn Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Chuyển đổi số: Thời cơ và thách thức đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động”.
GD&TĐ -Công nghệ bức xạ có thể khắc phục những hạn chế của các phương pháp tái chế truyền thống, đặc biệt là giúp giảm dư lượng chất phụ gia trong quy trình, tăng khả năng thu hồi các loại chất thải nhựa.
GD&TĐ -Đối với các nhà khoa học, việc tìm thấy vi khuẩn T. maginifica với cấu tạo phức tạp giống như chạm trán với một con người cao ngang đỉnh Everest. Sự tồn tại của vi sinh vật này đã phá vỡ hình dung của nhân loại về vi khuẩn từ trước đến nay.
GD&TĐ -Sau mấy nghìn năm phát triển, thiên văn học/khoa học vũ trụ đã đưa lại cho con người hiểu biết rộng lớn về hành tinh của chúng ta đang sinh sống và khoảng không gian vô tận bên ngoài.
GD&TĐ -4,5 tỷ năm nữa tính từ lúc này, thiên hà của chúng ta sẽ trải qua biến động lớn nhất trong suốt lịch sử của nó. Đó là khi nó va chạm với thiên hà Andromeda.
GD&TĐ -Bề mặt chức năng chống dính ướt, băng tuyết trên vật liệu kim loại (nhôm, sắt, đồng) cho thấy hiệu năng tốt trong môi trường làm việc lạnh giá, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo hướng công nghiệp.
GD&TĐ -Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska của Thụy Điển đã phát triển một cảm biến siêu nhỏ để phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây chỉ trong vòng vài phút.
GD&TĐ -Trên hành trình tạo ra nguồn năng lượng tái tạo, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, Công ty Kitekraft ở Munich (Đức) đang tạo ra các nhà máy điện gió bay, bao gồm một máy bay điện có dây buộc được gọi là diều.
GD&TĐ -Các nhà khoa học cho biết, hàng nghìn loại virus bí ẩn được phát hiện gần đây trong các đại dương trên thế giới có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái. Theo nhóm nghiên cứu, một phần của tình trạng này là do khả năng “lập trình lại” các vật chủ mà virus lây nhiễm.
GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng đã ứng dụng công nghệ dẫn đường bằng cảm biến đo lường quán tính (IMU) và từ tính để thiết kế, chế tạo một mẫu xe AGV.
GD&TĐ - Năm nay, ngày Hạ chí ở Bắc bán cầu rơi đúng vào ngày 21/6. Đây được coi là “ngày dài nhất trong năm”. Ngày Hạ chí là một sự kiện trong các hiện tượng thiên văn của năm.
GD&TĐ - Nhiều năm qua, các phong trào, hội thi về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên.