Theo NBC News, tổng số tiền bao gồm các khoản chi cho vũ khí, vật liệu nổ, đi lại, ăn ở… rơi vào khoảng 10.000 USD – thậm chí còn không bằng giá trị một chiếc túi Hermes. Một quan chức chống khủng bố cấp cao cho biết, giá mua súng tấn công AK-47 ngoài thị trường chợ đen là tốn kém nhất.
Các quan chức Mỹ cũng tin rằng, các tổ chức khủng bố khét tiếng như al-Qaeda và IS thường có thói quen không tiêu tốn quá nhiều tiền vào các vụ tấn công.
Vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001 do mạng lưới khủng bố al-Qaeda dàn dựng được cho là tiêu tốn khoảng 500.000 USD. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, chi phí cho các cuộc tấn công khủng bố khác gần đây đã thấp hơn rất nhiều.
Chẳng hạn vụ đánh bom xe kép nhắm vào Đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania đã giết chết hơn 200 người vào năm 1998 ước tính tiêu tốn 10.000 USD. Vụ đánh bom nhắm vào tàu chiến USS Cole ở Yemen khiến 17 người thiệt mạng ước tính tốn chỉ từ 5.000 USD đến 10.000 USD.
Một âm mưu tấn công các tàu chiến Mỹ ở Eo biển Hormuz năm 2002 có giá 130.00 USD. Vụ đánh bom tự sát và đánh bom xe hàng loạt ở Bali làm chết hơn 200 người năm 2002 ước tính tốn khoảng 74.000 USD.
Lý do khiến chi phí vụ đánh bom tự sát và đánh bom xe hàng loạt ở Bali cao hơn là do nó là một hòn đảo nghỉ mát, do đó, mức sống ở đây cũng cao hơn. Trong khi đó, Yemen lại bị xem là nơi nghèo nhất bán đảo Ả Rập.
Tuy nhiên, ngay cả ở New York, một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, vụ đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993 cũng được cho là có tổng chi phí chỉ khoảng 18.000 USD, NBC News dẫn lời các nhà phân tích.
Chi phía này bao gồm việc mua trang thiết bị, thuê xe tải được sử dụng trong vụ đánh bom, mua một chiếc xe hơi để đi lại, tiền thuê 2 căn hộ, một gara để xe và một kho chứa vũ khí, dụng cụ.
“Thực hiện các vụ tấn công khủng bố không phải là việc tốn nhiều tiền” - Một cựu quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ, người từng theo dõi quỹ của khủng bố cho hay.