Không để xảy ra tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề, trong tháng 9 sẽ mở một số đường bay thương mại, song phải có biện pháp cách ly, xét nghiệm chắc chắn, không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Sáng 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19. Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng cho biết, 9 ngày qua, không có ca nhiễm mới trong cộng đồng; số người chữa khỏi tăng lên hằng ngày.

“Chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong phạm vi quốc gia. Chúng ta đã chỉ đạo tương đối bài bản, nhịp nhàng, chủ động, đã đẩy mạnh các biện pháp thực hiện mục tiêu kép. Và nhịp độ sản xuất kinh doanh hiện nay sôi động hơn, trạng thái bình thường mới được thiết lập”, Thủ tướng nói.

Song người đứng đầu Chính phủ cho rằng cần tiếp tục đề cao cảnh giác, đặc biệt là ngành y tế, các bệnh viện. Đối với những chuyến bay từ nước ngoài vào thì từng bước, thận trọng nhưng không quá khắt khe.

Liên quan đến việc mở một số đường bay thương mại trong tháng 9,  Thủ tướng đặt vấn đề về việc cách ly, xét nghiệm… một cách thuận lợi nhưng chắc chắn, không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới.

Theo báo cáo của Bộ Y tế (tính đến 17h ngày 10/9), hầu hết các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều yêu cầu người nhập cảnh phải có Giấy xét nghiệm không dương tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh (từ 2 tới 5 ngày), cách ly 14 ngày và có thể lên tới 21 ngày sau khi nhập cảnh (tại nhà hoặc cách ly tập trung).

Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.059 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 402 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 657 trường hợp mắc trong nước, trong số đó có 35 trường hợp tử vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng.

Cũng theo Bộ Y tế, hiện trên thế giới có hơn 250 loại vaccine ngừa COVID-19 đang được nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có 8 loại tiềm năng nhất đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3 và cũng là giai đoạn cuối cùng. Vaccine Sputnik V đầu tiên do Nga sản xuất, từ ngày 9/9/2020 có thể thực hiện tiêm phòng vaccine Sputnik V cho khoảng 40.000 tình nguyện viên đăng ký trực tuyến. Việc tiêm phòng gồm 2 liều với khoảng thời gian giữa 2 liều là 21 ngày.

Tại Trung Quốc, ngày 7/9, hãng dược Sinova Biotech lần đầu tiên công bố các dữ liệu liên quan kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 của vaccine COVID-19 CoronaVac.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang chuẩn bị sẵn kế hoạch tiếp nhận và phân phối "một lượng hạn chế" một hoặc 2 loại vaccine dự kiến ưu tiên miễn phí cho các nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, an ninh, nhân viên và người ở các nhà dưỡng lão.

Theo tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Mạnh dạn lên tiếng với 'lạm thu'

GD&TĐ - Dù ngành Giáo dục và các địa phương có chỉ đạo về chống lạm thu nhưng hầu như năm học nào, vấn đề này cũng trở thành đề tài “nóng”.

Hệ thống cây xanh của Trường Tiểu học Lê Đình Chinh được trồng từ nguồn kinh phí do một số phụ huynh ủng hộ. Ảnh: NTCC

'Kê toa' chống lạm thu đầu năm

GD&TĐ - Công khai các khoản thu theo thỏa thuận và bắt buộc là cách nhiều địa phương áp dụng để chống lạm thu trong các trường học.