Không để HS bỏ học vì thiếu tiền học phí

Không để HS bỏ học vì thiếu tiền học phí
Ông
Ông Dương Quyết Thắng, Phó Tổng GĐ Ngân hàng Chính sách xã hội VN

Trước thềm năm học mới 2009- 2010, chúng tôi đã trao đổi với ông Dương Quyết Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam về việc cải tiến thủ tục cho vay, việc bảo đảm nguồn vốn cho chương trình tín dụng sinh viên để học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.

Hỏi: Đề nghị ông cho biết kết quả hai năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên?

Trả lời: Tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên đã thật sự trở thành một chương trình lớn và đi vào cuộc sống sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg. Đối tượng vay vốn được mở rộng hơn: học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai hỏa hoạn, dịch bệnh… đều được vay vốn để theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề, không phân biệt loại hình đào tạo công lập hay dân lập và thời gian đào tạo trên một năm hay dưới một năm.

Mức cho vay được tăng từ 300.000 đồng/tháng Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên lên 800.000 đồng/tháng; Lãi suất cho vay giờ chỉ còn 0,5%, còn thấp hơn cả mức lãi suất cho vay hộ nghèo. Trong thời gian đang theo học tại các trường, cộng với một năm sau khi ra trường, học sinh, sinh viên chưa phải trả nợ, trả lãi tiền vay. 

Với đối tượng và chính sách ưu đãi được mở rộng hơn, chỉ sau hai năm thực hiện, số tiền cho vay đã tăng 47 lần, số học sinh, sinh viên được thụ hưởng ưu đãi đã tăng 14 lần. Tính theo tỷ lệ thì cứ 100 học sinh, sinh viên đang học đại học, cao đẳng, trung cấp thì có 27 người được vay vốn và trong thời gian tới, sẽ cố gằng tăng tỷ lệ này lên cứ 100 sinh viên thì có 30 người được vay vốn.

Chương trình đã giúp cho hàng triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập; nhiều em đang trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có nguy cơ phải bỏ học đã tiếp tục được con đường học tập của mình.

Nhiều sinh viên nghèo có cơ hội học tập nhờ dược vay vốn ưu đãi tín dụng
Nhiều sinh viên nghèo có cơ hội học tập nhờ dược vay vốn ưu đãi tín dụng. Ảnh: internet

Hỏi: Thưa ông, với đối tượng được mở rộng như vậy, nguồn vốn vay cho chương trình có được bảo đảm không?

Trả lời: Do những đặc thù trong việc triển khai thực hiện Quyết định 157, trong 5 năm đầu triển khai sẽ không có thu hồi vốn quay vòng. Mỗi năm ngân sách nhà nước bố trí từ 6.500 đến 7.000 tỷ đồng cho chương trình này. Như vậy, tổng nguồn vốn để quay vòng chương trình sẽ khoảng từ 30.000 đến 35.000 tỷ đồng. 

Tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 157, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân khẳng định sẽ bảo đảm tăng mức cho học sinh, sinh viên vay tương ứng với mức tăng học phí cũng như sự trượt giá.

Ngày 21-8- 2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1310/QĐ-TTg về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 1- 9-2009.
Theo đó, mức học phí một tháng với một học viên đối với dạy nghề trình độ trung cấp nghề trở xuống là từ 20.000 - 160.000 đồng; trung cấp chuyên nghiệp, từ 15.000 - 135.000 đồng; cao đẳng, cao đẳng nghề từ 40.000 - 200.000 đồng; đại học, từ 50.000 - 240.000 đồng; đào tạo thạc sĩ, từ 75.000 - 270.000 đồng; đào tạo tiến sĩ, từ 100.000 - 300.000 đồng.

Trong thời gian đầu mới đi vào triển khai thực hiện, do đối tượng được mở rộng, nhu cầu vay rất lớn nên học kỳ 1 năm học 2007- 2008, nguồn vốn chưa đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu. Tuy nhiên, ngay sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính chuyển 4.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để giải ngân. Hiện tại về cơ bản, nguồn vốn luôn được bảo đảm để giải ngân kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng chương trình.

Đặc thù của chương trình là giải ngân làm hai đợt, đầu năm học mới và đầu học kỳ 2. Do nhu cầu cấp bách của học sinh, sinh viên, trong khi nguồn vốn của Nhà nước chưa bố trí kịp thời, Ngân hàng Chính sách xã hội phải huy động ngắn hạn trên thị trường để cho vay. Khi nguồn vốn huy động biến động, sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, thậm chí, có thời điểm không thể huy động được vốn.

Để có đủ nguồn vốn kịp thời để phục vụ các đối tượng chính sách, trong đó có học sinh, sinh viên, vừa qua, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Sau 5 lần đấu thầu, đã có hai lần thành công với số lượng trúng thầu là 2.000 tỷ đồng, đều do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trúng thầu.

Hỏi: Đề nghị ông đánh giá về thủ tục cho vay hiện hành?

Trả lời: Qua đánh giá kết quả sơ kết hai năm thực hiện chương trình, chúng tôi thấy rằng, hiện tại thủ tục và quy trình khá đơn giản, thuận tiện, người vay dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn.

Tuy nhiên, qua phản ánh của một số học sinh, sinh viên và hộ vay ở các địa phương cho thấy việc xác nhận của một số trường chưa đầy đủ theo yêu cầu nội dung trên giấy xác nhận theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành. Một số trường xác nhận không kịp thời khiến sinh viên không kịp nhận tiền vay để giải quyết khó khăn trong dịp đầu năm học. Nhiều cơ sở đào tạo nghề chưa có mã trường đầy đủ, chưa có mã học sinh, sinh viên  cũng gây khó khăn cho người vay trong quá trình hoàn tất thủ tục vay vốn.

Hỏi: Theo ông, cần phải cải tiến thủ tục như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh, sinh viên vay vốn?

Trả lời: Từ giữa tháng 7 vừa qua, chúng tôi đã bổ sung và chấn chỉnh một số nội dung trong thủ tục cho vay vốn chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên. Văn bản này đã được gửi tới giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh, thành phố và các trường, các cơ sở đào tạo để thực hiện trong dịp giải ngân đầu năm học mới 2009- 2010.

Một trong những thủ tục để hộ gia đình học sinh, sinh viên được vay vốn là phải có giấy xác nhận của nhà trường, của cơ sở đào tạo (các đơn vị tham gia liên kết đào tạo không trực tiếp cấp bằng tốt nghiệp thì không có thẩm quyền xác nhận). Giấy xác nhận này chứng minh học sinh, sinh viên đang theo học tại trường.

Với các học sinh, sinh viên nhập học năm đầu tiên thì hộ gia đình phải xuất trình giấy báo nhập học của nhà trường (bản photocopy có công chứng); Các năm học tiếp theo chỉ cần giấy xác nhận học sinh, sinh viên đang theo học tại trường để tránh trường hợp học sinh, sinh viên bị đình chỉ học, thôi học, bỏ học nhưng vẫn tiếp tục vay vốn.

Chương trình tín dụng sinh viên là chương trình cho vay hỗ trợ đạt độ chính xác cao nhất: trong tổng số 1,335 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn, số thuộc diện hộ nghèo chiếm 35,4%; cận nghèo 51%; hoàn cảnh khó khăn đột xuất 13,2%, người mồ côi 0,4%. Chỉ có 931 trường hợp, chiếm 0,04% vay không đúng đối tượng và đã thu hồi lại vốn.


Khi xác nhận cho học sinh, sinh viên, các nhà trường, cơ sở đào tạo phải ghi đầy đủ các thông tin trên mẫu xác nhận, ghi rõ hệ đào tạo (đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp…).

Về thẩm quyền xác nhận, chúng tôi quy định rõ như sau: Đối với các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thì Hiệu trưởng hoặc Giám đốc nhà trường có thể trực tiếp xác nhận hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng công tác học sinh, sinh viên hoặc Trưởng phòng đào tạo xác nhận.

Riêng với các khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, nếu có con dấu, tài khoản riêng và được Giám đốc ủy quyền thì Chủ nhiệm khoa có quyền xác nhận cho học sinh, sinh viên. Đối với các cơ sở giáo dục khác thì Thủ trưởng phải xác nhận.

Trách nhiệm xác nhận học sinh, sinh viên có thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất là thuộc chính quyền cấp xã, cụ thể là UBND các xã quản lý hộ gia đình học sinh, sinh viên. Do vậy, các trường, các cơ sở đào tạo chỉ cần ghi đầy đủ thông tin trên giấy xác nhận theo mẫu, không được yêu cầu học sinh, sinh viên xuất trình các giấy tờ chứng minh hộ gia đình mình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo hoặc các nội dung khác ngoài quy định.

Về phía Ngân hàng, chúng tôi quy định rõ, ngân hàng tiếp nhận giấy xác nhận sau khi đã được điền đầy đủ thông tin theo mẫu

Theo ND

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.