Theo đó, yêu cầu đánh giá giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh là đánh giá hiệu quả hoạt động của học sinh, qua đó, đánh giá được vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng trong hoạt động của giáo viên, được thể hiện qua các tiêu chí sau:
Sở này lưu ý, cần tăng cường sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn để xây dựng chuyên đề dạy học theo các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, khuyến khích việc dự giờ để phân tích, rút kinh nghiệm.
Chưa đánh giá, xếp loại giờ dạy đối với các tiết dạy áp dụng kỹ thuật, phương pháp dạy học mới nếu giáo viên không có nguyện vọng được xếp loại.
Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập với các yêu cầu:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm và học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả, không có học sinh bị "bỏ quên".
Báo cáo kết quả thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động học.