Không cắt giảm cơ học khi tinh giản biên chế

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT nhận được kiến nghị của cử tri các tỉnh Đắk Nông, Nghệ An, Bến Tre, Tuyên Quang về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong ngành Giáo dục.

Trong giờ học tại Trường THCS Quang Điền (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh). Ảnh: Hữu Cường
Trong giờ học tại Trường THCS Quang Điền (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh). Ảnh: Hữu Cường

Cụ thể, cử tri có ý kiến: Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị quyết số 19/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập có nêu mục tiêu giảm tối thiểu 10% biên chế đến năm 2021.

Tuy nhiên, nếu theo chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định thì việc tinh giản chưa hợp lý so với tình hình thực tế của các trường học. Bởi số lượng học sinh ngày càng tăng, mặt khác việc bố trí giáo viên dạy hợp đồng còn nhiều bất cập, chế độ, chính sách đối với giáo viên hợp đồng chưa thống nhất.

Vì vậy, cử tri đề nghị các cơ quan liên quan có giải pháp thực hiện hợp lý, việc tinh giản biên chế phải gắn với bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên mỗi cấp học theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT; không cắt giảm cơ học để có số lượng giáo viên phù hợp với số lượng học sinh, nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT trả lời như sau:

Để thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Nghị quyết số 19/NQ-TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 3043/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/7/2018 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc thực hiện công tác tinh giản biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo: Việc tinh giản biên chế ngành Giáo dục phải gắn với việc bảo đảm các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với mỗi cấp học, chế độ làm việc, chính sách cũng như việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại hệ thống, quy mô trường, lớp học của địa phương;

Không cắt giảm cơ học chỉ tiêu biên chế giao hàng năm để thực hiện tinh giản biên chế mà cần làm tốt việc đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo chuẩn nghề nghiệp và đánh giá kết quả làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hàng năm để sàng lọc, phân loại làm căn cứ tinh giản biên chế;

Có kế hoạch và giải pháp giải quyết dứt điểm số viên chức và người lao động vượt quá số biên chế được giao; có giải pháp bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu giáo viên theo môn học. Trong những năm tới, ưu tiên biên chế được giao để tuyển dụng giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học mới ở phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông mới;

Tăng cường vai trò chủ động tham mưu, đề xuất của sở/phòng GD&ĐT; vai trò kiểm tra, giám sát và sự phối hợp của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, các ban ngành, đoàn thể trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế cũng như công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ ở các địa phương để bảo đảm việc thực hiện tinh giản biên chế đúng quy định, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.