Đồng thời huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo các điều kiện CSVC, trường, lớp học, đội ngũ CBQL, giáo viên, xây dựng chương trình giáo dục địa phương; Triên khai thực hiện CTGDPT mới theo đúng lộ trình của Bộ GD&ĐT, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều kiện của tỉnh.
Về đội ngũ giáo viên thực hiện CTGDPT mới, tỉnh đưa ra giải pháp: Tổng rà soát hiện trạng, xác định nhu cầu CBQL, GV, nhân viên ở từng cấp học, lớp học, môn học theo lộ trình thực hiện CTGDPT mới; Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có; Tuyển dụng và thực hiện tinh giản biên chế phù hợp với đặc thù của ngành giáo dục địa phương đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu.
Lựa chọn đội ngũ GV cốt cán các môn học làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và triển khai CTGDPT mới để tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và triển khai tập huấn, bồi dưỡng đại trà tại địa phương theo hình thức tập trung kết hợp với hình thức trực tuyến; Đảm bảo 100% GV được phân công dạy CTGDPT mới hoàn thành CT bồi dưỡng trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng lớp.
Lộ trình cụ thể: trước tháng 7/2020 đối với GV lớp 1; trước tháng 7/2021 đối với GV dạy lớp 2, lớp 6; trước tháng 7/2022 đối với GV dạy lớp 3, 7, 10; trước tháng 7/2023 đối với GV dạy lớp 4, 8, 11; trước tháng 7/2024 đối với GV dạy lớp 5, 9, 12.
Về xây dựng CT, nội dung giáo dục địa phương, Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị xã hội liên quan xây dựng CT, nội dung giáo dục địa phương theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, cần thiết, thời sự, gần gũi về văn hóa, lịch sử, địa lý, môi trường, hướng nghiệp… của tỉnh Ninh Bình.
Kế hoạch này của tỉnh cũng nêu rõ giải pháp về chuẩn bị CSVC, thiết bị dạy học, công tác truyền thông, kiểm tra giám sát cũng như phân công nhiệm vụ các sở, ban, ngành liên quan trong tổ chức thực hiện CTGDPT mới tại tỉnh.
Xem chi tiết kế hoạch TẠI ĐÂY