YouTube đã gỡ bỏ 6.700 video clip phản động theo yêu cầu của Việt Nam

GD&TĐ - Đó là nội dung thông tin được Bộ Thông tin và truyền thông cung cấp tại đã Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2018.

YouTube đã gỡ bỏ 6.700 video clip phản động theo yêu cầu của Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, các cơ quan chức năng của Bộ đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong việc triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn các đối tượng xấu lợi dụng mạng viễn thông, Internet để kêu gọi tập trung đông người, gây mất an ninh trật tự ở một số địa phương.

Trong thời gian qua, Bộ cũng đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, làm việc với đại diện Facebook và Google, yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội.

Tính đến hết tháng 6/2018, Google đã gỡ bỏ 6.700/7.800 video clip ra khỏi YouTube, trong đó có gần 300 video clip có nội dung phản động, kích động nhân dân chống phá Đảng, Nhà nước.

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, 6 kênh YouTube đã bị chặn hoàn toàn. Trang mạng xã hội Facebook cũng đã gỡ bỏ gần 1.000/5.500 đường link có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, 107/107 tài khoản giả mạo, 137 tài khoản nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.

Bộ TT&TT đang xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người dùng mạng xã hội Việt Nam.

Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2018 Bộ TT&TT

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã biểu dương, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của toàn Ngành TT&TT, của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các địa phương, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao.

Đặc biệt, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp thuộc ngành và toàn thể các đơn vị, Vụ, Cục của Bộ TT&TT trong suốt 6 tháng vừa qua.

Công tác quản lý nhà nước của Bộ trong các lĩnh vực BCVT, CNTT, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình… đã được thực hiện tốt với nhiều thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.